- Bệnh lý Dupuytren ( Dupuytren’s contracture hay Viking’s disease) là tình trạng biến
dạng của bàn tay, tổ chức dưới da lòng bàn tay (mạc gan tay) dầy lên và ngắn lại, là
nguyên nhân ngón tay bị cong lại về phía gan tay, thường xảy ra ở ngón IV và ngón
V, hay gặp cả bàn tay.
- Phẫu thuật điều trị bệnh Dupuytren là lấy bỏ hoặc tách tổ chức dầy lên dưới da lòng
bàn tay giúp các ngón tay có thể duỗi da. Trong những trường hợp nặng có thể phải
ghép da.
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh lý Dupuytren ( Dupuytren’s contracture hay Viking’s disease) là tình trạng biến
dạng của bàn tay, tổ chức dưới da lòng bàn tay (mạc gan tay) dầy lên và ngắn lại, là
nguyên nhân ngón tay bị cong lại về phía gan tay, thường xảy ra ở ngón IV và ngón
V, hay gặp cả bàn tay.
-
phẫu thuật điều trị bệnh Dupuytren là lấy bỏ hoặc tách tổ chức dầy lên dưới da lòng
bàn tay giúp các ngón tay có thể duỗi da. Trong những trường hợp nặng có thể phải
ghép da.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý tiến triển gây đau nhiều và hạn chế biên độ vận động ngón tay.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tiền sử bệnh lý toàn thân có chống chỉ định phẫu thuật.
- Tổn thương phần mềm tại bàn tay không ổn định do nhiễm trùng, gãy xương chưa
liền, mất khuyết da rộng do thương tích.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên
chấn thương chỉnh hình, người phụ
2. Người bệnh
Tâm lý người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ, tay phẫu thuật để trên bàn phẫu thuật, bàn
tay ngửa.
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ, gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Garo gốc chi bằng garo hơi hoặc garo chun.
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70
0
.
- Rạch da theo đường zig-zag hoặc đường thẳng.
- Cắt toàn bộ các dải và mạc bệnh lý ( mạc và dải gan tay dầy lên) đến khi ngón tay
duỗi được tối đa có thể. - Rửa vùng mổ bằng nước muối sinh lý.
- Khâu da một lớp.
- Băng ép nhẹ nhàng vùng mổ.
- Tháo garo.
VI. THEO DÕI
VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi sau mổ:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tưới máu đầu chi, tình trạng thấm dịch băng vết mổ, vận động và cảm giác bàn ngón tay.
- Hướng dẫn vận động ngay sau phẫu thuật, tập phục hồi chức năng sớm.
- Kháng sinh tiêm 3-5 ngày.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu vết mổ: Băng ép nhẹ nhàng, nếu không hết mở băng kiểm tra có thể khâu tăng cường vết mổ.
- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, cấy dịch vết mổ làm kháng sinh đồ, có thể thay kháng sinh nếu yêu cầu.