1. Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản (BT-NQ) là dị tật bẩm sinh mà nguyên nhân do giải phẫu hoặc chức năng gây chít hẹp khúc nối làm cản trở lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản gây nên hiện tượng ứ nước thận. 2. Phương pháp phẫu thuật nội soi tạo hình BT-NQ là một phương pháp ít sang chấn có nhiều ưu điểm hơn phương pháp mổ mở truyền thống là có tính thẩm mỹ cao, không có vết mổ dài trên bụng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, rất ngắn ngày điều trị, sức khỏe phục hồi nhanh.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản (BT-NQ) là dị tật bẩm sinh mà nguyên
nhân do giải phẫu hoặc chức năng gây chít hẹp khúc nối làm cản trở lưu thông
nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản gây nên hiện tượng ứ nước thận.
2. Phương pháp
phẫu thuật nội soi tạo hình BT-NQ là một phương pháp ít
sang chấn có nhiều ưu điểm hơn phương pháp mổ mở truyền thống là có tính thẩm
mỹ cao, không có vết mổ dài trên bụng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, rất
ngắn ngày điều trị, sức khỏe phục hồi nhanh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Hẹp khúc nối BT-NQ bẩm sinh có triệu chứng ứ nước thận
- Hẹp khúc nối BT-NQ có biến chứng của ứ nước thận
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có tiền sử phẫu thuật vùng thắt lưng trước đó
- Hẹp khúc nối BT-NQ tái phát, thứ phát sau mổ sỏi
- Hẹp khúc nối BT-NQ có biến chứng nhiễm khuẩn niệu cấp tính
- Hẹp khúc nối BT-NQ có chức năng thận bệnh lý < 15%="" (="" xạ="" hình="" thận)="">
- Bệnh nội khoa nặng đang tiến triển (tim mạch, phổi, nhiễm khuẩn,…)
IV CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện kĩ thuật: bác sỹ chuyên khoa II, bác sỹ chuyên khoa tiết niệu.
2. Phương tiện:
- Phòng mổ và bàn mổ niệu khoa thông thường.
- Dụng cụ phẫu thuật nội soi sau phúc mạc.
- Sonde double J 6 hoặc 7 F, guide, chỉ vicryl 4/0, 5/0 292
- Bộ dụng cụ mổ mở dự phòng
3. Người bệnh:
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV), cắt lớp vi tính, xét nghiệm đánh giá chức
năng thận.
- Điều trị hết nhiễm khuẩn niệu hoặc các bệnh toàn thân nếu có.
4. Hồ sơ bệnh án: thực hiện theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: biên bản hội chẩn, cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên
bản khám tiền phẫu và tiền mê.
2. Kiểm tra người bệnh: đúng người bệnh, đúng bên thương tổn đã đánh dấu.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Vô cảm: gây mê NKQ
- Tư thế người bệnh nghiêng về phía đối diện
- Vào khoang sau phúc mạc bằng 3 trocat (2 trocat 10, 1 trocat 5) có hay
không sử dụng ngón tay găng.
- Lấy cơ thắt lưng chậu làm mốc bóc tách bộ lộ niệu quản, phẫu tích theo niệu
quản lên đến bể thận
- Phẫu tích hai mặt trước sau của bể thận, khúc nối, cực dưới thận xem có
động mạch bất thường( nếu có)
- Tạo hình bể thận niệu quản, đặt ống thông NQ bằng sonde double J, khâu
BT-NQ bằng chỉ vicryl 4/0, 5/0.
- Quan sát tổng thể phẫu trường, dụng cụ, cầm máu, đặt dẫn lưu, đóng các lỗ
trocat.
VI. THEO DÕI
- Rách phúc mạc: khâu lại hoặc dùng dụng cụ vén tạng nội soi để mở rộng phẫu
trường 293
- Tổn thương mạch máu: trong mổ càn phẫu tích thận trọng, xác định rõ các
mốc giải phẫu, bình tĩnh xử trí tai biến nếu cần có thể chuyển mổ mở.
VI. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Rò nước tiểu sau mổ: nên đặt ống thông NQ bằng sonde double J
- Nhiễm khuẩn niệu: điều trị KS