Mở thông dạ dày là kỹ thuật tạo một lỗ mở trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Mở thông dạ dày là kỹ thuật tạo một lỗ mở trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng
người bệnh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa lâu dài do: ung thư thực quản, hầu, họng
không có khả năng
phẫu thuật.
- Nuôi dưỡng tạm thời: hẹp thực quản do bỏng, viêm và sau phẫu thuật lớn ở
bụng cần được nuôi dưỡng bổ sung,
chấn thương nặng vùng sọ và mặt.
- Nuôi dưỡng trong các trường hợp dinh dưỡng kém do: rối loạn thần kinh sau
tai biến mạch máu não, hôn mê kéo dài, u não, người bệnh cao tuổi có rối loạn tâm
thần kèm suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nặng (ở các người bệnh ung thư, suy
tim, suy hô hấp).
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có bệnh lý dạ dày từ trước (loét hay ung thư).
- Rối loạn đông máu nặng.
- Gan lách quá to.
- Người bệnh quá béo, cổ trướng.
- Suy thận đang được điều trị bằng lọc màng bụng.
- Rò ở đoạn cao của ruột non, tắc ruột non.
- Cắt toàn bộ dạ dày.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện : 1 bác sỹ và 2 điều dưỡng thành thục kỹ thuật.
2. Phương tiện
- Dàn máy nội soi, dây soi có kênh thủ thuật
- Kìm sinh thiết
- Kim khâu da, chỉ khâu.
- Bông, băng, gạc
- Kýt để mở thông dạ dày qua nội soi (có nhiều loại kist Bard, Ansell Medical,
ABS, cook,…)
3. Người bệnh
- Người bệnh phải nhịn ăn tối thiểu 6h.
- Người bệnh hoặc người nhà người bệnh phải được giải thích trước và ký giấy
cam đoan đồng ý làm thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
- Người bệnh sau khi tiến hành thủ thuật phải được ghi vào Phiếu kết quả nội soi
để trả lại cho người bệnh . Nếu người bệnh nội trú thì dán kết quả v ào bệnh án.
- Giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật phải được lưu tối thiểu 6 tháng
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Nội soi dạ dày theo quy trình để kiểm tra tình trạng dạ dày, tá tràng.
- Thay đổi tư thế người bệnh sang nằm ngửa nhưng đầu vẫn giữ nghiêng trái.
- Bơm hơi că ng để thành dạ dày sát vào thành bụng.
- Xác định vị trí chọc troca qua ánh đèn sáng lên thành bụng, lấy ngón tay ấn vào
chỗ sáng rồi qua đèn soi kiểm tra chỗ ngón tay lồi vào thành dạ dày.
+ Vị trí đặt ống thông tốt nhất là ở giữa mặt trước của hang vị hoặ c ranh giới
giữa hang vị và thân vị.
+ Ở trên da, đường chọc thường ở đoạn giữa nối bờ trái và rốn nhưng cũng có
thay đổi nên dựa vào nội soi.
- Sau khi gây tê tại chỗ, dùng dao nhọn rạch da rộng 1cm rồi dùng pince bóc
tách sâu hơn, chọc troca qua da, qua thành bụng vào khoang dạ dày dưới kiểm soát
của nội soi.
- Luồn dây mềm qua troca vào dạ dày rồi cho kìm sinh thiết vào cặp dây, sau
đó kéo cả máy và kìm sinh thiết ra ngoài.
- Buộc dây vào đầu có sợi chỉ của ống thông , rồi từ từ kéo đầu dây còn còn ở
phía ngoài thành bụng để kéo ống thông vào dạ dày, kéo cho tới khi đầu trong của
ống thông được kéo sát vào thành dạ dày.
- Cho đèn vào lại để kiểm tra vị trí đúng của ống thông và kiểm tra xem có chảy
máu không.
- Cố định đầu ống thông ngoài thành bụng, khâu dưới da.
- Cắt chỉ để lại đoạn ống thông dài 15cm. Lắp nắp ống thông và băng lại.
VI. THEO DÕI
- Kháng sinh dự phòng: Augmeitn 1g tiêm tĩnh mạch trước và sau thủ thuật 4 giờ.
- Bơm thức ăn có thể tiến hành 24 giờ sau khi làm thủ thuật.
VII. TAI BIẾN
1. Biến chứng nhẹ
- Hội chứng bán tắc và đau bụng, sốt nhẹ: điều trị kháng sinh.
- Trào ngược dạ dày -thực quản.
- Nhiễm khuẩn thành bụng, có khi tạo thành khối ở thành bụng.
- Tụ máu thành loét quanh chỗ đặt ống thông .
- Tràn khí phúc mạc.
2. Biến chứng nặng
- Rò dạ dày, đại tràng.
- Chảy máu dạ dày.
- Viêm phúc mạc.
- Hoại tử thành.
- Ống thông bị tuột, rơi vào gây tắc ruột.
- Trong khi thủ thuật: co thắt thanh quản, ngừng tim, trào ngược dịch dạ dày vào
phổi.