;

Welcome to Khám Gì Ở Đâu

Nắn, bó bột trật khớp gối

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP GỐI

- Trật khớp gối là một chấn thương tuy ít gặp nhưng thường là nặng, gây tổn thương nặng phần mềm và các cấu trúc giữ vững khớp gối. Bên cạnh các tổn thương dây chằng, bao khớp, sụn chêm… có thể gây tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang. - Trật khớp gối nắn thường dễ, nhưng hậu quả về lâu dài thì thường để lại di chứng lỏng khớp, phải phẫu thuật để tái tạo dây chằng. - Trật khớp gối có kèm gẫy xương thường nặng và có chỉ định mổ.

I. ĐẠI CƯƠNG


- Trật khớp gối là một chấn thương tuy ít gặp nhưng thường là nặng, gây
tổn thương nặng phần mềm và các cấu trúc giữ vững khớp gối. Bên cạnh các tổn
thương dây chằng, bao khớp, sụn chêm… có thể gây tổn thương mạch máu, thần
kinh, hội chứng khoang.
- Trật khớp gối nắn thường dễ, nhưng hậu quả về lâu dài thì thường để lại
di chứng lỏng khớp, phải phẫu thuật để tái tạo dây chằng.
- Trật khớp gối có kèm gẫy xương thường nặng và có chỉ định mổ.

II. CHỈ ĐỊNH

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
Nắn trật khớp gối là phương pháp điều trị đầu tiên, cần thiết cho mọi
trường hợp trật khớp gối do chấn thương. Kể cả các trường hợp phải mổ thì nắn
và bất động bột để chờ mổ cũng là một việc làm hết sức hữu ích.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH


1. Không điều trị bảo tồn những trường hợp trật hở khớp gối.
2. Trật khớp kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện
- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (nếu người bệnh cần gây mê).
2. Phương tiện
- Bàn nắn: bàn nắn bình thường. Cần 1 độn gỗ để kê dưới chân người
bệnh khi bó bột.
- Thuốc gây tê hoặc gây mê.
- Bột thạch cao: 4-5 cuộn khổ 20 cm, 3- 4 cuộn khổ 15 cm.
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ
thuật. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, tránh nôn hoặc
hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám
toàn thân, hướng xử trí,những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

139
1. Nắn chỉnh: Trật khớp gối làm tổn thương toàn bộ các dây chằng và các
phương tiện giữ khớp khác, nên việc nắn vào khớp thường không khó, nhưng
nắn xong khớp lại rất dễ trật ra.
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
- Hút máu tụ khớp gối ở vùng túi cùng ngoài của cơ tứ đầu đùi.
- Người phụ đứng giữ phần trên người bệnh bằng cách giữ tay qua nách
người bệnh. Người nắn chính sẽ giữ chắc cổ và bàn chân người bệnh, kéo thẳng
từ từ đến khi xương tự trượt về vị trí bình thường. Nếu xương bánh chè vẫn còn
trật thì duỗi thẳng gối đẩy nhẹ nhàng về vị trí.
- Với các trường hợp khó khăn, đưa lên bàn chỉnh hình để kéo nắn.
2. Bất động: ống bột rạch dọc.
2.1. Người bệnh
- Nằm ngửa, gót chân kê cao trên độn gỗ.
- Được cởi hoặc cắt bỏ quần bên bó bột.
- Nếu hút dịch hoặc máu tụ khớp gối, phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng:
vệ sinh bằng xà phòng, sát trùng cồn 70
o
rộng

rãi, trải toan lỗ đã hấp tiệt trùng,
đi găng hấp. Chọc hút: dùng bơm tiêm 20 ml hoặc to hơn, kim to và dài, chọc ở
vị trí túi cùng cơ tứ đầu đùi ngoài (phần căng phồng ở phía trên-ngoài của cực
trên xương bánh chè). Chỉ cần chọc hút ở 1 vị trí trên, do các túi cùng thông
nhau, dịch hoặc máu tụ sẽ ra tốt. Không cố hút hết dịch hoặc máu, còn một ít,
dịch hoặc máu sẽ tự tiêu trong 1 vài tuần.
2.2. Các bước tiến hành bó bột:
- Bước 1: Quấn giấy hoặc bông lót, hoặc lông tất jersey, đặt dây rạch dọc
mặt trước đùi, gối, cẳng chân. Vùng khớp gối và cổ chân nên độn dầy hơn để đỡ
đau và đỡ chèn ép. Đặt dây rạch dọc (với bột cấp cứu) ở phía trước đùi, gối,
cẳng chân).
- Bước 2: Đặt nẹp bột: Rải 1 nẹp bột bằng bột khổ rộng theo độ dài đo
trước, theo mốc đã định, chú ý vuốt cho nẹp bột phẳng phiu, đỡ cộm khi bó bột.
- Bước 3: Quấn bột: trong khi trợ thủ 1 giữ nẹp bột vào mặt sau đùi, 1 tay
dưới đầu trên nẹp, 1 tay dưới khoeo người bệnh, trợ thủ 2 giữ nẹp bột, 1 tay dưới
mặt sau cẳng chân, 1 tay dưới đầu nẹp ở cổ chân. Kỹ thuật viên chính tiến hành
quấn bột. Dùng bột to bản quấn từ giữa gối, quấn từ dưới lên trên, rồi từ trên
xuống dưới kiểu xoáy trôn ốc, quấn đến đâu, trợ thủ viên nhấc tay ra đỡ chân
người bệnh ở vị trí khác, 2 trợ thủ viên nhớ dùng cả lòng bàn tay để đỡ bột và
thay đổi liên tục vị trí đỡ bột để bột khỏi bị móp,bị lõm. Thường thì bó 6-8 lớp 140
là đủ. Xoa, vuốt, chỉnh trang cho bột nhẵn, phẳng và đẹp. Đỡ bột cho khô dần ở
tư thế duỗi (nhưng không để ưỡn tối đa, gây khó chịu khi mang bột).
- Bước 4: Rạch dọc bột (nếu bột cấp cứu).
- Sau 1 tuần chụp kiểm tra, thay bột ống tròn (nếu nhiều máu tụ thì hút,
nếu ít, máu sẽ tự tiêu sau 1 vài tuần).
- Thời gian bất động bột: 6 tuần trở lên (có thể bất động đến 8 tuần).

VI. THEO DÕI


- Trật khớp gối nắn thì dễ, nhưng vấn đề theo dõi lại vô cùng quan trọng,
vì thương tổn vùng gối thường nặng. Phải thăm khám đánh giá đúng mức độ
thương tổn, tránh bỏ sót những đụng dập mạch máu, mặc dù ban đầu kiểm tra
vẫn bắt được mạch.
- Trường hợp nặng hoặc cần theo dõi chèn ép: cho vào viện theo dõi nội
trú.
- Người bệnh được kê chân cao, theo dõi sát mạch mu chân và chày sau,
vận động và cảm giác cũng như màu sắc, nhiệt độ của ngón chân trong vòng 5-
7 ngày đầu (1 vài ngày đầu phải kiểm tra đánh giá hàng giờ).

VII. TAI BIẾN

VÀ XỬ TRÍ
Nếu có tai biến tổn thương mạch máu, hoặc hội chứng khoang phải
chuyển mổ cấp cứu càng sớm càng tốt (giải phóng mạch, nối mạch, ghép
mạch…).















141

Tốp bệnh viện thực hiện : Nắn, bó bột trật khớp gối
dịch vụ hay xem
; DMCA.com Protection Status