;
I. ĐẠI CƯƠNG
Test nhanh tìm hồng cầu ẩn trong phân là xét nghiệm tìm máu người dạng vi thể trong
phân không bị dương tính giả với máu động vật khác. Hiện nay người ta hay sử dụng
phương pháp xét nghiệm miễn dịch sắc ký cho sàng lọc máu ẩn trong phân
II. CHỈ ĐỊNH
Mục đích để sàng lọc, phát hiện sớm người bệnh bị polyp, ung thư đại trực tràng,
viêm loét đại trực tràng:
+ Những ngư ời tuổi trên 50, không có tiền sử bị bệnh polyp đại trực tràng, ung
thư đại trực tràng, viêm đ ại tràng mạn tính, không có tiền sử gia đình bị bệnh Ung
thư đai tr ực tràng.
+ Những ngư ời bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng chưa rõ nguyên nhân .
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh đi đ ại tiện phân máu đại thể
IV. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị người bệnh
Hướng dẫn và giải thích cho người bệnh những bư ớc tiến hành cụ thể.
2. Chuẩn bị dụng cụ
Một lọ xét nghiệm đ ể tiến hành làm test
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Người bệnh đi đại tiện xong, lấy một ít phân quệt vào phần đầu màu
trắng có mũi tên chỉ xuống của giấy thấm .
Bước 2: gỡ nắp màu trắng của Test Kit, cầm que giấy thấm đã lấy phân rồi
cho vào Test Kit theo chiều mũi tên chỉ xuống. Sau đó đậy nắp lại ghi họ tên lên
nhãn của Test Kit .
Bước 3: Đọc kết quả sau năm phút .
2. Cách đọc kết quả
- Xét nghiệm dương tính: có HC trong phân, khi có hai vạch màu xanh ở đầu
trên và đầu dưới của que giấy thấm
- Xét nghiệm âm tính: không có HC trong phân, khi có một vạch màu xanh ở
đầu trên của que giấy thấm
- Xét nghiệm bị hỏng: khi không có vạch màu xanh nào hoặc có một vạch
màu xanh ở đầu dưới của giấy thấm
3. Biện luận
- Khi test FOBT dương tính nghĩa là trong phân có máu, có thể do khối u ác
(ung thư), u nhú (polip), có thể do ký sinh trùng, viêm ruột, trĩ…
- Khi test FOBT bị hỏng, làm lại mẫu phân này theo quy trình đã huớng dẫn
như trên .
Lưu ý:
Tình trạng phân bạch cầu dương tính là dấu hiệu cho thấy bé bị nhiễm khuẩn đường ruột. Thông thường, khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, bé sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển cũng như thể chất và cân nặng của trẻ. Khi đó, cha mẹ đưa bé đi xét nghiệm thì sẽ thấy kết quả là phân bạch cầu dương tính. Do đó, cha mẹ cần phải có biện pháp chăm sóc, điều trị thích hợp để bé mau chóng phục hồi sức khỏe.
Thời kỳ lây truyền bệnh sẽ kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày thậm chí là vài tuần. Nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính sẽ có các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng của mỗi bé. Khi bị nhiễm khuẩn, trẻ sẽ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với các chất nhày và có bạch cầu. Những người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải được vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày
Chế độ ăn khoa học là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ đào thải vi khuẩn trong ruột
Những loại thực phẩm nên cho bé ăn khi bị nhiễm khuẩn đường ruột đó là: khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; gạo, thịt gà, bò, thịt lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, chuối, xoài, bưởi, đu đủ, dừa…
Những thực phẩm không nên cho bé ăn khi bị nhiễm khuẩn đường ruột đó là thức ăn thô nhiều chất xơ như ngô hạt, đậu đỗ, rau cần, rau bí, măng…, các loại nước ngọt có ga, đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng, thức ăn quá nguội lạnh.
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ, mẹ hãy chú ý chăm sóc bé bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước cháo muối, cho trẻ ăn uống bình thường theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường cho thấy trẻ bị bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc thấy trẻ lừ đừ, người vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn nhiều. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít… đều là dấu hiệu cho thấy cha mẹ phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thông thường, sau khi xét nghiệm xong, bác sĩ sẽ kê đơn cho bé và dặn dò mẹ cách chăm sóc bé cần thiết khi ở nhà. Sau một thời gian, mẹ sẽ đưa bé đi tái khám để bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa tình hình tiêu hóa của trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Quy trình kỹ thuật bệnh viện.
2. James E. Alliston. The role of fecal occult blood testing in screening for colorectal
cancer. Practical Gastroenterology, June 2007; 20- 32.
Bệnh viện Hữu Nghị | 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng
Bệnh viện Nguyễn Trãi | 314 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới | 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện đa khoa Tỉnh | TP Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh
Bệnh viện Nhi Đồng I | 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Phụ sản TW | 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm
Bệnh viện Nhi Đồng II | 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Hữu Nghị | 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng
Bệnh viện Da liễu TW | 15a Phương Mai, Đống Đa
Bệnh viện 30/4 | 09 Sư Vạn Hành, Phường 9, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Hữu Nghị | 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn | 12 Chu Văn An, Ba Đình
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn | 12 Chu Văn An, Ba Đình
Bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh | 280 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện 175 | 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh