Bình thường, vết thương sẽ liền trong vòng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên có nhiều vết thương chưa liền trong vòng 6 tuần và người ta xếp các vết thương đó vào nhóm vết thương khó lành, vết thương mạn tính. Các vết thương khó lành, vết thương mạn tính ngày càng phổ biến trong đời sống theo cùng sự phát triển của kinh tế xã hội và tuổi thọ của dân chúng, thường gặp trong bỏng nặng, vết thương ngoại khoa có biến chứng, vết thương là hậu quả của bệnh lý mạch máu, đái đường, xạ trị, tỳ đè, bệnh lý miễn dịch da, … Điều trị vết thương mạn tính rất khó khăn, phức tạp, là một thách thức lớn, đòi hỏi tổng hợp nhiều biện pháp điều trị trong một thời gian dài, trong đó vấn đề thay băng đóng vai trò quan trọng.
I. KHÁI NIỆM
Bình thường, vết thương sẽ liền trong vòng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên có nhiều vết
thương chưa liền trong vòng 6 tuần và người ta xếp các vết thương đó vào nhóm
vết thương khó lành, vết thương mạn tính. Các vết thương khó lành, vết thương
mạn tính ngày càng phổ biến trong đời sống theo cùng sự phát triển của kinh tế xã
hội và tuổi thọ của dân chúng, thường gặp trong bỏng nặng, vết thương ngoại khoa
có biến chứng, vết thương là hậu quả của bệnh lý mạch máu, đái đường, xạ trị, tỳ
đè, bệnh lý miễn dịch da, …
Điều trị vết thương mạn tính rất khó khăn, phức tạp, là một thách thức lớn, đòi
hỏi tổng hợp nhiều biện pháp điều trị trong một thời gian dài, trong đó vấn đề thay
băng đóng vai trò quan trọng.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các loại vết thương mạn tính, mục đích nhằm:
+ Loại bỏ tổ chức hoại tử, dịch tiết, dịch mủ, …
+ Đưa thuốc và vật liệu vào điều trị tại chỗ
+ Bổ xung chẩn đoán, theo dõi tiến triển của vết thương.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Cần chú ý trong các trường hợp bị suy
hô hấp, tuần hoàn đe dọa tính mạng người bệnh.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp thay băng tối thiểu 3 người: 1 bác sĩ điều trị, 2 điều dưỡng chuyên
khoa bỏng hay
chấn thương (1 hữu trùng giúp ngoài, 1 vô trùng), được đào tạo.
- Kíp gây mê (nếu cần): Bác sỹ gây mê và kỹ thuật viên gây mê.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
Mỗi người bệnh cần thay băng theo khẩu phần riêng, bao gồm cơ bản:
- Khay quả đậu, bông, băng, gạc, vải vô khuẩn.
- Nỉa có mấu và không mấu, kéo cong, kéo thẳng, găng tay. Nên có sẵn
những dụng cụ cầm máu như pince, kìm cầm kim...
- Xô đựng đồ bẩn.
2.2. Thuốc thay băng 412
- Các dung dịch sát khuẩn dùng để rửa vết bỏng: Dung dịch Natriclorid
0,9%; dung dịch becberin 1%; dung dịch PVP iodine 10%, ngoµi ra cã thÓ dïng
dung dÞch acid boric 2-4%; nitrat bạc 0,5%,…
- Các thuốc bỏng dùng tại chỗ:
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn: Các thuốc có chứa silver sulfadiazin (SSD)
1%, thuốc chứa bạc như nitrat bạc hoặc chứa bạc kích thước nano, thuốc acid
boric; thuốc kháng sinh dùng ngoài... Các thuốc nam có tác dụng kháng khuẩn như
mỡ Maduxin; mỡ Eupoline; cream berberin,...
Thuốc tăng cường quá trình tái tạo, biểu mô hóa như Biafine; cream
Dampomade; mật ong, cream rau má, nghệ (cream nghệ...); thuốc chứa các yếu tố
tăng trưởng (các GF: growth factor), thuốc tạo môi trường ẩm như Vaseline; thuốc
chứa corticoid, chứa các yếu tố cần thiết cho liền vết thương như oxyd kẽm...
- Các vật liệu thay thế da tạm thời: da đồng loại; da dị loại (trung bì da lợn;
da ếch…); các tấm tế bào nuôi cấy (tấm nguyên bào sợi…); màng collagen; các vật
liệu sinh học và tổng hợp khác… Các băng vết thương có thuốc: vật liệu nano, các
băng vết thương vật liệu hydrocoloid…
3. Người bệnh
- Giải thích động viên người bệnh
- Dặn người bệnh nhịn ăn trước 6 giờ nếu phải gây mê.
4. Hồ sơ bệnh án
Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định, các xét nghiệm liên quan.
5. Địa điểm thay băng
- Buồng thay băng hoặc buồng bệnh (buồng bệnh nặng hoặc buồng bệnh hồi
sức
cấp cứu).
Yêu cầu: có đủ các trang bị hồi sức: máy thở; nguồn cung cấp oxy; máy hút;
monitor theo dõi người bệnh; các dụng cụ và thuốc cấp cứu cần thiết khác.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm
Dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê, gây tê đám rối thần kinh (nếu cần).
2. Kỹ thuật
- Nhân viên đội mũ, đeo mạng, rửa tay và đi găng vô khuẩn.
- Mở hộp dụng cụ và xắp xếp dụng cụ thuận tiên cho việc thay băng.
- Trải tấm nylon lót dưới vùng thay băng
- Bộc lộ vùng tổn thương. Dùng cồn 70
0
, ete lau rửa vùng da lành
quanh vết thương.
- Lau rửa vết