1. ĐẠI CƯƠNG
Rắn Chàm quạp (hay còn gọi rắn lục Mã lai, rắn lục nưa,...) có tên khoa
học là Calloselasma rhodostoma (tiếng Anh là Malayan pit viper), thuộc phân họ
rắn có hố má Crotalinae, họ rắn Lục (Viperidae family). Rắn có màu nâu hay đỏ
nâu dài khoảng 0,2 - 1 m, nặng 100 - 2000g, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng
có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Màu sắc của rắn mới
thoạt nhìn giống loài trăn hoa nên người dân dễ nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn
thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Sau khi cắn, rắn
thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.
2. NGUYÊN NHÂN - DỊCH TỄ HỌC
Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt
đới ở Đông Nam Á (Thái Lan, Mi An Ma, Lào, Cam pu Chia, Việt Nam,
Malaysia, Indonesia). Rắn Chàm quạp chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc
cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy, gây tử vong cao và thường gặp ở vùng trồng nhiều
cây cao su và cây điều thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam bộ như Kiên Lương,
Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Tai nạn do rắn chàm quạp cắn thường xảy ra
nhiều vào mùa mưa và bệnh nhân trong độ tuổi lao động: Nông dân (65%),
Công nhân cao su (15%), học sinh (10%), công nhân (5%), lái xe (2.5%) và
người đi du lịch (2.5%).
3. CHẨN ĐOÁN
a. Lâm sàng
- Hỏi bệnh sử bệnh nhân bị rắn cắn, vùng dịch tễ và dựa trên con rắn đã cắn
được mang đến bệnh viện xác định là rắn Chàm quạp.
- Các triệu chứng lâm sàng tại chỗ: Bệnh nhân sau bị rắn Chàm quạp cắn
rất đau (chiếm tỉ lệ 100% các trường hợp). Sưng nề chi bị cắn (100%) và lan
nhanh gây hạch vùng (80%). Chảy máu vết cắn (77.5%). Bóng nước (62,5%)
thường xuất hiện muộn hơn do sưng nề nhanh và nhiều. Các bóng nước đa dạng,
có nhiều máu bên trong nên khi vỡ gây chảy máu liên tục. Hoại tử ít gặp
(17.5%) nhưng thường hoại tử sâu các cơ do tình trạng chèn ép khoang dẫn đến
phải cắt cụt chi.
- Các vết cắn do rắn chàm quạp thường gặp ở chân (70%) và tay (30%),
trong đó: Cẳng chân (25%), cổ chân (12.5%), bàn chân (20%), ngón chân
(12.5%); ngón tay (15%), bàn tay (10%), cổ tay (2.5%) và cẳng tay (2.5%). Như 112
vậy, biện pháp phòng ngừa rắn chàm quạp cắn bằng cách đi ủng là rất hữu hiệu.
- Các triệu chứng toàn thân: Sau khi bị rắn chàm quạp cắn, bệnh nhân
thường có cảm giác mệt, ngất (12,5%), nôn ói (12,5%), đau bụng (7,5%), tiêu
chảy (7,5%) và tụt huyết áp (7,5%). Các triệu chứng xuất huyết tự nhiên chậm
hơn từ 30 phút đến vài ngày sau. Các triệu chứng này xuất hiện càng nhanh mức
độ nhiễm độc toàn thân càng nặng: Xuất huyết da niêm (90%), chảy máu răng
lợi (35%), xuất huyết tiêu hoá trên (ói ra máu, 15%), tiểu máu (17,5%), bệnh
nhân nữ có ra huyết âm đạo (22,2%) và bệnh nhân hôn mê do xuất huyết não
(10%). Khi bệnh nhân hôn mê do rắn chàm quạp cắn thường được chọc dò tuỷ
sống: Ghi nhận dịch não tuỷ là dịch đỏ như máu không đông. Đối với phụ nữ có
thai, biểu hiện lâm sàng rất nặng: nguy cơ sẩy thai gây xuất huyết ồ ạt tử vong
cả mẹ lẫn con; hoặc thai chết lưu do xuất huyết sau bánh nhau. Phụ nữ đang
trong chu kỳ kinh nguyệt thì tình trạng chảy máu rất nghiêm trọng.
b. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm đông máu toàn bộ khẳng định tình trạng rối loạn đông cầm
máu: TC (Lee White), PT và aPTT kéo dài hoặc không đông. Tiểu cầu giảm rất
thấp, ít hơn 20.000/mm
3
.
định lượng fibrinogen/máu giảm có lúc còn vết không
đo được. Định lượng D-dimer tăng cao và co cục máu không đông.
- Xét nghiệm ELISA xác định loài rắn và đo nồng độ nọc rắn trong máu:
dựa trên bộ xét nghiệm định loài rắn cho 4 loại rắn thường gặp ở miền Nam Việt
Nam (hổ đất, hổ chúa, lục và chàm quạp). Kết quả có được trong vòng 45 phút.
Có thể dùng máu, nước tiểu, bóng nước và dịch phết tại vết cắn để xét nghiệm.
Kết quả dương tính cao thường gặp với dịch phết tại vết cắn (70%), dịch bóng
nước (67%), nước tiểu (25%) và máu (33%).
- Xét nghiệm công thức máu: có thể ghi nhận tình trạng thiếu máu cấp khi
có xuất huyết nhiều, Hồng cầu, Hemoglobine, Hematocrit giảm thấp nhất đến
ngày thứ 5 sau rắn cắn (có thể HC <>
3
, Hb < 4g/dl,="" hct=""><15%). khi="" số="">15%).>
lượng bạch cầu máu tăng cao trong giai đoạn sớm sau cắn hoặc mức độ giảm
tiểu cầu cũng phản ánh mức độ nặng của bệnh.
- Các xét nghiệm về sinh hoá: BUN, creatinin, AST, ALT, ion đồ trong giới
hạn bình thường. Suy thận cấp hay gặp trong giai đoạn shock mất máu kéo dài,
shock nhiễm độc nặng hay tình trạng tán huyết nặng gây tắc nghẽn ống thận.
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Có thể có tiểu máu vi thể được
ghi nhận.
- Chụp cắt lớp điện toán sọ não (CT Scan sọ não) trong trường hợp có rối
loạn tri giác phát hiện hình ảnh xuất huyết não - màng não do rối loạn đông cầm
máu nặng và giúp vấn đề tiên lượng bệnh. 113
c. Chẩn đoán xác định
- Xác định con rắn mang đến bệnh viện là rắn chàm quạp.
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng (có rối loạn đông máu) phối
hợp địa điểm nơi xảy ra tai nạn với dịch tễ rắn chàm quạp.
- Thử nghiệm đông máu 20 phút: Lấy ống thuỷ tinh sạch cho vào 3ml máu
để yên trong 20 phút. Nếu máu không đông chứng tỏ có tình trạng rối loạn đông
máu. Điều này rất hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán và theo
dõi diễn biến bệnh.
- Xét nghiệm miễn dịch bằng phương pháp ELISA xác định nọc rắn chàm
quạp trong máu, dịch vết thương hoặc nước tiểu cho kết quả dương tính: thường
được thực hiện trong các nghiên cứu hơn là thực tế lâm sàng.
d. Phân loại thể
Phân độ lâm sàng dựa trên các dấu hiệu tại chỗ, toàn thân và xét nghiệm:
- Không nhiễm độc: Có dấu răng, không có triệu chứng tại chỗ và toàn
thân. Xét nghiệm bình thường
- Nhiễm độc nhẹ: Có dấu răng, có triệu chứng tại chỗ (đau nhẹ, sưng không
quá 01 khớp, vòng chi nơi lớn nhất không quá 2cm và không hoại tử) và không
có dấu hiệu toàn thân. Xét nghiệm trong giới hạn bình thường.
- Nhiễm độc trung bình: có dấu răng, có triệu chứng tại chỗ (đau, sưng quá
02 khớp, vòng chi nơi lớn nhất 2-4cm và hoại tử nhỏ) và không có dấu hiệu toàn
thân. Xét nghiệm đông máu có rối loạn nhẹ.
- Nhiễm độc nặng: dấu răng, có triệu chứng tại chỗ (đau, sưng quá 02 khớp
hoặc sưng nề lan đến thân mình, vòng chi nơi lớn nhất >4cm và hoại tử lan
rộng) và dấu hiệu toàn thân rầm rộ. Xét nghiệm đông máu có rối loạn nặng.
e. Chẩn đoán phân biệt
Các loài rắn độc khác trong họ rắn lục gây rối loạn động cầm máu như:
- Rắn lục đầu vồ (Cryptelytrops albolabris, green pit viper): rắn màu xanh
có đuôi màu đỏ, thường gặp cả miền Bắc, Trung và Nam bộ. Vết cắn tại chỗ có
thể có bóng nước nhỏ, dịch màu đen (máu) và bóng nước ở chi bị cắn ít hơn so
với bóng nước xuất hiện trên bệnh nhân bị rắn chàm quạp cắn. Các triệu chứng
lâm sàng và cận lâm sàng thường xuất hiện ít hơn so với Rắn Chàm quạp, ví dụ:
Đông máu toàn bộ có rối loạn: PT, aPTT thường kéo dài ít khi gặp không đông;
tiểu cầu chỉ giảm trong các trường hợp nặng.
- Rắn lục mũi hếch (Deinagkistrodon acutus) thường gặp ở các tỉnh miền 114
núi phía Bắc gần biên giới với Trung Quốc. Các triệu chứng tương tự rắn Chàm
quạp nên khó phân biệt.
- Rắn sải cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus, red neck keelback snake) thuộc
họ Colubridae. Đây là rắn có đầu màu xanh ngọc, cổ màu đỏ và lưng màu xám.
Vết cắn thường có hình vòng cung và điểm cuối cả vòng cung có dấu răng to
nhất. Tại chỗ vết cắn chỉ sưng nhẹ, rỉ máu. Bệnh nhân thường phát hiện ra tình
trạng nhiễm độc sau 2 ngày vì đi tiểu ra máu đỏ tươi. Xét nghiệm đông máu toàn
bộ rối loạn nhưng tiểu cầu thường không giảm hoặc giảm rất ít.
4.ĐIỀU TRỊ
a. Nguyên tắc điều trị
- Sơ cứu:
Trấn an bệnh nhân. Đặt bệnh nhân trên mặt bằng phẳng và hạn chế di
chuyển. Có thể đặt chi bị cắn ở vị trí thấp hơn vị trí tim.
Rữa sạch vết cắn và băng ép bằng băng thun từ vị trí bị cắn đến gốc chi
(có thể băng ép toàn bộ chi). Phương pháp băng ép bất động chỉ áp dụng cho các
trường hợp rắn cắn thuộc họ rắn hổ vì gây nhiễm độc thần kinh nên tử vong
nhanh, không khuyến cáo áp dụng với họ rắn lục. Tuy nhiên khi bị cắn, bệnh
nhân khó xác định rắn loại gì nên có thể ứng dụng được cho tất cả các trường
hợp bị rắn cắn để đảm bảo cứu mạng trước mắt.
Nẹp chi bị cắn tránh bị uốn cong và di chuyển làm tăng hấp thu nọc rắn
vào cơ thể.
Không tháo nẹp và băng ép cho đến khi bệnh nhân được chuyển đến
bệnh viện có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để điều trị. Trong trường hợp
bệnh nhân được garô cả động và tĩnh mạch chi bị cắn, tiến hành băng ép bất
động đúng cách phần trên và dưới garô chi bị cắn. Sau đó nới dần garô về gốc
chi và băng ép phần còn lại. Theo dõi sát triệu chứng lâm sàng toàn thân.
Không được cắt hoặc rạch vết cắn vì gây chảy máu và nhiễm trùng.
Không được đắp đá hay chườm lạnh; không đắp bất kỳ thuốc, lá cây hay
hoá chất khác lên vết thương gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình tiếp cận cơ
sở y tế.
Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất đảm bảo hô hấp
và sinh tồn trên đường di chuyển (hồi sức được hô hấp, tim mạch).
Nếu tình trạng nặng không đảm bảo tính mạng bệnh nhân khi di chuyển
có thể nhờ sự giúp đỡ từ tuyến trên bằng các chuyên gia có kinh nghiệm qua
điện thoại, hội chẩn telemedicine,... 115
- Tại bệnh viện:
Nhận bệnh vào
cấp cứu và thông báo cho bác sỹ chuyên về điều trị rắn độc.
Đặt 02 catheter tĩnh mạch ngoại biên và cố định: 01 đường để thực hiện
thuốc theo y lệnh, 01 đường để lấy máu thực hiện các xét nghiệm nhiều lần
trong quá trình điều trị. Không nên sử dụng thuốc dạng tiêm bắp và lấy máu tĩnh
mạch nhiều lần bằng tiêm chích vì sẽ gây mất máu, tạo các khối máu tụ gây
chèn ép nhất là các tĩnh mạch vùng cổ.
Lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm: Công thức máu, đông máu toàn
bộ: (PT, aPTT, tiểu cầu, fibrinogen, D-dimer, co cục máu), BUN, creatinin,
AST, ALT, ion đồ, LDH, CPK, tổng phân tích nước tiểu (Đạm niệu,
hemoglobine, myoglobine), ECG.
Nếu không có triệu chứng nhiễm độc, tiếp tục theo dõi sát thêm 24 giờ.
Theo dõi bệnh nhân sát: Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc diễn biến:
Chậm rãi tháo dần các nẹp và băng ép. Quan sát bệnh nhân xem có sự
thay đổi bất thường: Nếu có thay đổi, lập tức điều trị huyết thanh kháng nọc đặc
hiệu. Nếu có tình trạng garô chi bị cắn, cần tháo garô theo cách nới dần về phía
gốc chi, tránh mở garô đột ngột có thể gây ngừng tim vì lượng độc tố lớn trong
hệ tuần hoàn về tim.
Nếu không có triệu chứng nhiễm độc: Tiếp tục ghi nhận sự tiến triển các
triệu chứng trong vòng 12 giờ.
Nếu có dấu hiệu nhiễm độc, huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ định ngay
lập tức.
Nếu tình trạng bệnh nhân cần hồi sức hô hấp hay tuần hoàn cần được ưu
tiên trước sau đó mới sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt.
b. Điều trị đặc hiệu
- Chỉ định:
+ Điều trị huyết thanh kháng nọc rắn Chàm quạp được khuyến cáo ở những
bệnh nhân có bằng chứng hoặc hướng tới rắn chàm quạp cắn khi xuất hiện một
hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
Nhiễm độc toàn thân: Rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng và (hoặc) rối
loạn các xét nghiệm về chỉ số đông máu; các rối loạn về tim mạch; tình trạng
suy thận cấp và tiểu haemoglobin.
Dấu hiệu tiên lượng nặng: Rắn Chàm quạp cắn ở trẻ em được chỉ định
huyết thanh sớm hơn người lớn; các triệu chứng nhiễm độc toàn thân diễn tiến 116
nhanh; vị trí vết cắn ở các khu vực nguy hiểm như cổ, tim, hoặc mặt (gần thần
kinh trung ương).
+ Huyết thanh kháng nọc rắn Chàm quạp được chỉ định càng sớm càng tốt.
+ Huyết thanh kháng nọc vẫn có hiệu lực sau vài ngày hoặc một tuần sau
khi bị rắn Chàm quạp cắn. Tuy nhiên, huyết thanh sẽ phát huy tối đa hiệu quả
nếu được cho sớm trong vài giờ đầu sau khi bị cắn và cho đủ liều.
- Chống chỉ định huyết thanh kháng nọc rắn:
+ Không có chống chỉ định tuyệt đối.
+ Những bệnh nhân có phản ứng với huyết thanh ngựa hoặc cừu trước đó
hoặc cơ địa dị ứng có thể sử dụng phương pháp giải mẫn cảm Besredka.
- Đường sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn:
+ Tiêm tĩnh mạch: Huyết thanh kháng nọc đông khô được tái hòa tan hoặc
dung dịch nguyên chất được tiêm tĩnh mạch chậm tốc độ 2ml/phút.
+ Truyền tĩnh mạch: Tái hoà tan huyết thanh kháng nọc đông khô hoặc
dung dịch nguyên chất được pha trong 100ml dung dịch muối đẳng trương 0,9%
rồi truyền với tốc độ hằng định trong một giờ.
+ Tiêm bắp và tiêm dưới da huyết thanh kháng nọc rắn được khuyến cáo là
không nên sử dụng vì hiệu qủa điều trị kém và có thể gây hoại tử nơi tiêm.
- Liều dùng:
+ Dạng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu:
Đa giá (Haemato-polyvalent antivenin): Xuất xứ: Thái Lan (lọ đông khô
10ml). Trung hoà được nọc rắn Chàm Quạp, rắn Lục đầu vồ và rắn lục Russell.
Hiệu lực trung hoà mỗi lọ của dạng này tương đương loại đơn giá nhưng giá
thành đắt hơn.
Đơn giá (Malayan pit viper monovalent antivenin): Xuất xứ: Việt Nam
(lọ 3ml), Thái Lan (lọ đông khô 10ml).
+ Liều lượng thích hợp dựa vào mức độ nhiễm độc: Khởi đầu nhiễm độc
nhẹ: 01 lọ, nhiễm độc trung bình: 02 lọ và nhiễm độc nặng: 03 lọ. Sau một giờ
đánh giá lại sự cải thiện của triệu chứng lâm sàng. Lập lại nếu chưa cải thiện.
Trẻ em và người lớn dùng liều huyết thanh kháng nọc rắn như nhau. Tái nhiễm
độc có thể xảy ra sau khi điều trị 5-7 ngày khi bệnh nhân vận động hoặc phẩu
thuật cắt lọc hoại tử do nọc rắn được phóng thích trở lại hệ thống tuần hoàn.
Liều huyết thanh kháng nọc rắn lặp lại là cần thiết.
+ Liều huyết thanh kháng nọc đơn giá đặc hiệu của Việt Nam trung bình là 117
12 lọ (lọ 3ml). HTKN trong nhiễm độc nhẹ thường dùng từ 3lọ; nhiễm độc trung
bình từ 10 lọ; và nhiễm độc nặng từ 20-50 lọ.
- Phản ứng huyết thanh kháng nọc:
+ Phản ứng sớm: Phản ứng phản vệ có thể xuất hiện đe dọa nghiêm trọng
tính mạng bệnh nhân: Xảy ra sau tiêm huyết thanh kháng nọc rắn 10 phút đến 3
giờ. Xử trí theo phác đồ chống sốc phản vệ bằng adrenalin tĩnh mạch. Các phản
ứng ngứa, mề đay (2,8%), đau bụng, ói (1,4%) thường gặp hơn trên lâm sàng
được xử trí bằng Hydrocortison 100mg tĩnh mạch và kháng histamin
(Pipolphene 50mg) tiêm bắp. Ngưng truyền huyết thanh kháng nọc cho đến khi
hết triệu chứng sau đó truyền lại: pha loãng và với tốc độ chậm hơn.
+ Phản ứng muộn (bệnh huyết thanh): Xảy ra từ ngày 1 đến 12 và hiếm khi
xảy ra vào ngày 21. Các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, nôn vọt, tiêu chảy,
ngứa, mề đay, đau cơ, đau khớp, sưng nề quanh khớp, bệnh lý hệ lympho, viêm
đa dây thần kinh, viêm cầu thận với tiểu protein, hoặc bệnh não.
+ Phản ứng chất gây sốt (nội độc tố) xuất hiện 1-2 giờ sau điều trị huyết
thanh kháng nọc rắn. Triệu chứng thường gặp là lạnh run, sốt (5,6%), dãn mạch,
tụt huyết áp (1,4%) và gồng người. Sốt co giật thường thấy ở trẻ em.
- Đáp ứng điều trị huyết thanh kháng nọc rắn:
+ Lâm sàng hết chảy máu từ vết cắn và các vết thương khác ngay sau khi
tiêm đủ liều huyết thanh kháng nọc. Các xét nghiệm đông máu hồi phục chậm
hơn sau 6 giờ và trở về bình thường trung bình trong vòng 24 giờ.
+ Thất bại trong điều trị huyết thanh kháng nọc rắn: Do chẩn đoán loài rắn
không đúng nên chọn HTKN không thích hợp; do đánh giá mức độ nhiễm độc
chưa phù hợp nên chưa dùng đủ liều HTKN; và một vài trường hợp điều trị
đúng và đủ liều HTKN rắn nhưng vẫn thất bại do đến quá trễ hay các tổn thương
không hồi phục được hoặc chưa rõ nguyên nhân.
c. Điều trị hỗ trợ
Nếu không có HTKN rắn chàm quạp, điều trị triệu chứng trong khi chờ đợi
nọc rắn được thải trừ: Thở máy (nếu có suy hô hấp), hồi sức tim mạch, tiêm
phòng uốn ván, kháng sinh, truyền dịch, thăng bằng kiềm toan- điện giải, phẫu
thuật cắt lọc và ghép da. Truyền máu toàn phần trong trường hợp ở xa các trung
tâm truyền máu. Nếu có đầy đủ các chế phẩm máu thì sẽ truyền máu từng phần:
khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh và các tủa lạnh (yếu tố
VIII),...tuỳ theo chỉ định lâm sàng. Truyền máu và các chế phẩm máu đúng và
đủ để điều chỉnh rối loạn đông máu chảy máu và thiếu máu cấp trong lúc chờ
đợi huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. 118
Sử dụng corticoid trong các trường hợp xuất huyết trong cơ nhiều gây biến
chứng xơ hoá các cơ về sau: Corticoid được dùng vào ngày thứ 3 sau khi điều trị
ổn định rối loạn đông máu. Liều dùng methyl prednisolon 0,5-1mg/kg cân nặng
trong 5-7 ngày.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
a. Tiến triển: Cần theo dõi trong 24 giờ sau khi bị rắn Chàm quạp cắn. Nếu
không có triệu chứng nhiễm độc: cho xuất viện. Trong trường hợp có dấu nhiễm
độc: sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn cân nhắc. Điều trị huyết thanh kháng
nọc rắn theo dõi phản ứng phụ. Cần được tái khám mỗi tuần trong 3 tuần để theo
dõi phản ứng huyết thanh muộn.
- Theo dõi phản ứng sớm và muộn của huyết thanh kháng nọc (Lưu ý bệnh
huyết thanh) và điều trị triệu chứng các biến chứng này. Những bệnh nhân đã
xảy ra phản ứng sớm của huyết thanh kháng nọc đã được điều trị bằng
adrenaline, kháng histamine và corticosteroids thì hiếm khi xảy ra phản ứng
muộn. Đầu tiên, sử dụng thuốc kháng histamine: Chlorpheniramine 2mg/6h
(người lớn, uống) hoặc 0,25mg/kg/ngày (trẻ em, chia nhiều lần uống) trong 5
ngày. Điều trị corticosteroids đối với các trường hợp thất bại sau uống kháng
histamine trong 24-48 giờ. Trong trường hợp dùng huyết thanh kháng nọc rắn
trên 60ml, corticosteroid cũng có thể hạn chế được các phản ứng muộn. Liều
prednisolone thường dùng cho người lớn là 5mg/6h (trẻ em là 0,7mg/kg/ngày,
chia nhiều lần) trong 5-7 ngày.
b. Các biến chứng do rắn chàm quạp cắn gây ra về sau như: suy tuyến yên,
ung thư da tại vết cắn,...ít gặp. Phẩu thuật tạo hình và ghép da các trường hợp
mất da rộng và có sẹo co rút.
6. DỰ PHÒNG
a. Tránh bị rắn Chàm quạp cắn lúc làm việc hay sinh hoạt: Tránh bắt rắn
hay vui đùa với rắn bằng tay kể cả khi rắn đã chết (Có thể bị cắn sau khi chết 2
giờ do phản xạ).
b. Mang ủng khi đi ra ngoài vườn hoặc rẫy để làm việc.
c. Dùng gậy khua các cây, bụi rậm để rắn bỏ đi trước khi bước vào.
d. Phát quang bụi rậm quanh nhà.
e. Ngủ giường, không nên nằm dưới nền nhà.
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Le Khac Quyen (2003), Clinical evaluation of snakebite in Vietnam: Study
from Cho Ray hospital, MSc thesis NUS, Singapore.
2. Warrell A.D. (2010), Guidelines for the management of snake-bites, World
Health Organization.
120