I. ĐẠI CƯƠNG
Tổn thương rách màng cứng trong các trường hợp
chấn thương hoặc do phẫu
thuật gây ra thường kèm theo chảy dịch não tủy, rễ thần kinh không được bảo vệ.
Việc
phẫu thuật vá màng cứng hoặc tạo hình màng cứng nhằm đảm bảo phục hồi lưu
thông dịch não tủy và bảo vệ tủy sống, thần kinh bên trong. Nếu phẫu thuật không
thành công có thể gây ra thương tổn tủy, thần kinh, nhiễm trùng viêm màng não tủy,
viêm tủy thứ phát.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có rách màng cứng thấy được trong quá trình phẫu thuật hoặc
có dò dịch não tủy trên phịm chụp cộng hưởng từ cột sống.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có biến dạng đốt sống hoặc dính đốt sống
- Người bệnh có các bệnh lý không thể phẫu thuật
- Người bệnh đang có tình trạng nhiễm trùng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Một phẫu thuật viên chính và hai phẫu thuật viên phụ
2. Người bệnh: Được hoàn chỉnh xét nghiệm trước mổ, bệnh có chỉ định mổ phù
hợp, được nghe giải thích và đồng ý với phương pháp mổ + các biến chứng, rủi ro
có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
Được khám gây mê trước mổ đảm bảo đủ sức khỏe để mổ.
3. Phương tiện: Hệ thống C-arm trong mổ, trang thiết bị phẫu thuật cột sống thắt
lưng lối sau, khoan mài, kính vi phẫu, dung dịch keo dán màng tủy.
4. Thời gian dự kiến phẫu thuật: 90- 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm sấp trên bàn mổ cột sống, được độn phía dưới 2 gai
chậu và 2 vai bằng các miếng độn chuyên dụng, đảm bảo bụng tự do.
2. Vô cảm: Mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Người bệnh được chụp C-arm để xác định vị trí các mốc giải phẫu cơ bản vùng cột
sống thắt lưng cùng tương ứng vị trí nang trên MRI.
- Đánh dấu vị trí tương ứng giải phẫu đốt sống thắt lưng cùng trên da. Rạch da
đường giữa cột sống theo vị trí đánh dấu.
- Bộc lộ cung sau đoạn cột sống thắt lưng cùng tương ứng vị trí nang.
- Dùng dụng cụ gặm xương hoặc khoan mài mở xương cung sau, bộc lộ toàn bộ
nang Tarlov.
- Đặt kính vi phẫu, mở màng tủy, hút dịch giảm áp trong nang - Lấy mỡ tại chỗ hoặc tự thân, đặt vào trong lòng nang, khâu tạo hình lại màng tủy
để thu hẹp kích thước nang theo toàn bộ chiều dài nang.
- Sử dụng keo dán màng tủy (nếu có) dán lên phía ngoài màng tủy.
- Cầm máu kỹ.
- Dẫn lưu, cố định dẫn lưu.
- Khâu phục hồi vết mổ theo các lơp giải phẫu.
VI. THEO DÕI
VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Người bệnh cần nằm bất động trong 1-2 ngày đầu.
- Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, giãn cơ, chống phù nề, bảo vệ dạ dày, truyền
dịch.
- Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng cơ bản và đánh giá mức độ cải thiện TCLS của
người bệnh so với trước mổ để điều chỉnh phác đồ điều trị.
- Thay băng vết mổ cách ngày, rút thông tiểu trong vòng 24h sau mổ, rút dẫn lưu
48h sau mổ.
- Hướng dẫn người bệnh cách vận động trên giường ngay sau mổ và vận động đi lại
48h sau mổ sau khi rút dẫn lưu.
- Xét nghiệm công thức, sinh hóa máu đánh giá tình trạng phục hồi sau mổ.
- Mặc áo nẹp cố định cột sống thắt lưng
2. Xử trí tai biến:
- Theo dõi các chỉ số huyết động trong mổ, mức độ mất máu để điều chỉnh phù hợp.
- Theo dõi các biến chứng sau mổ: chảy máu, nhiễm trùng thứ phát sau mổ để sớm
có điều chỉnh phác đồ điều trị nội khoa...