I. ĐẠI CƯƠNG
- Thương tích phần mềm cơ quan vận động là một tổn thương hay gặp trong tai nạn lao
động, sinh hoạt, giao thông…
- Cần phất hiện các thương tích về da, gân cơ, thần kinh, xương, mạch máu để có thái
độk sử trí kịp thời, phù hợp
II. CHỈ ĐỊNH
- Phân loại theo thời gian
- Vết thương phần mềm đến sớm trong 6h đầu
- Vết thương phần mềm đến muộn sau 6h: Viêm tấy tổ chức xung quanh
- Vết thương phần mềm đến muộn sau 24h: Viêm tấy tổ chức xng quanh có thể kèm
NK huyết
- Phân loại theo độ sâu VT
- Vết thương nông, nhỏ: chỉ tổn thương thượng bì
- Vết thương rách da đơn thuần
- Vết thương sâu: tổn thương gân, cơ, mạch máu thần kinh phía dưới
- Vết thương bong lóc da và phần mềm rộng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các
xét nghiệm.
2. Người thực hiện:
phẫu thuật viên
chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chung
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:
- Đánh rửa vết thương bằng xà phòng và nước muối cho sạch,.Vệ sinh và chải xăng vô
khuẩn
- Ga rô gốc chi, tốt nhất là ga rô hơi
- Cắt lọc mép vết thương 2-3 mm, riêng da mặt và da tay cắt lọc tiết kiệm
- Cắt lọc phần mềm dưới tổn thương tới tổ chức lành, tưới rửa và thay găng tay và dụng
cụ - Mở rộng vết thương, cắt lọc lại phần mềm, tưới rửa hết các ngóc ngách
- Khâu lại các lớp, đặt dẫn lưu, khâu da
VI. THEO DÕI
VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Thay băng vết thương
- Kháng sinh phối hợp hai loại KS, tốt nhất dùng theo KSĐ
VII. TAI BIẾN
VÀ XỬ TRÍ
- Nhiễm trùng nặng viêm tấy: cần điều trị tích cực, thay băng cắt chỉ, cấy dịch vết mổ
làm KSĐ, thay kháng sinh
- Di chứng vận động, sẹo co kéo nếu tổn thương rộng và nặng: Cần phục hồi chức năng
sớm