;

Welcome to Khám Gì Ở Đâu

PHẪU THUẬT NỐI GÂN HOẶC CHUYỂN GÂN PHẪU THUẬT VẾ ĐỨT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN GẤP

- Thương tích bàn tay tổn thương gân gấp là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. - Theo Verdan ở vùng cẳng tay và bàn tay chia 5 vùng, tổn thương gân ở mỗi vùng có những cách xử trí riêng

khamgiodau.com

I. ĐẠI CƯƠNG


- Thương tích bàn tay tổn thương gân gấp là tổn thương đa dạng phong phú, là thương
tổn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Theo Verdan ở vùng cẳng tay và bàn tay chia 5 vùng, tổn thương gân ở mỗi vùng có
những cách xử trí riêng

II. CHỈ ĐỊNH


- NB bị vết thương bàn tay tổn thương gân gấp
III. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các
xét nghiệm.
2. Người thực hiện: phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Vô cảm: Người bệnh bằng gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70°
- Đặt Garo
- Cắt lọc vết thương: đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không
- Mở rộng vết thương theo các đường Zich – zac: kiểm tra kỹ thương tổn
- Xử trí thương tổn:
- Vùng I:
· Nếu gân gấp đứt trên chỗ bám tận 1cm thi nối gân bằng Prolene 4.0 và khâu tăng
cường bằng prolene 6.0
· Nếu gân gấp đứt cách chỗ bám gân dưới 1 cm thì dịch chuyển gân xướng thấp và
cố định vào xương đốt 3
- Vùng II :
· Rạch da zich-zac, phẫu tích tìm gân. Trường hợp đầu gân trung tâm tụt sâu lên gan
tay, có thể rạch ngang nếp gấp gan tay tìm đầu gân gấp
· Luồn gân qua hệ thống ròng rọc
· Nối gân gấp sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0 · Có thể cắt bổ rộng rãi gân gấp nông
· Cố gắng giữ dây chằng vòng A2 tránh co cứng gấp ngón tay
- Vùng III:
· Thương tổn thường kèm cả mạch máu thần kinh
· Khâu nối cả gân gấp nông và sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0
· Khâu nối thần kinh bằng Prolen 6.0. Khâu bao bó thần kinh dưới kinh hiển vi là
tốt nhất
- Vùng IV:
· Thường gặp đưt nhiều gân, thần kinh giữa, cung gan tay nhánh vận động của thần
kinh trụ
· Nối gân gấp nông sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0
· Nối thần kinh
- Vùng V:
· Thường bị tổn thương gân cơ, mạch máu, thần kinh giữa trụ
· Nối gân bằng prolene 4.0 6.0
· Khâu cơ bằng Vicryl 2.0
· Nối thần kinh, mạch máu
- Bất động bột tư thế trùng gân, đặt ở mu tay.

VI. THEO DÕI

VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi mạch,, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc, mầu sắc chi thể,
vận động cảm giác chi thể, để phát hiện những biến chứng sau mổ
- Bất động bột
- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu

VII. TAI BIẾN

VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu.
- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, kháng sinh, cấy dịch làm kháng
sinh đồ.
- Đứt gân: Phẫu thuật ghép gân hoặc chuyển gân.
 

Tin cùng chuyên mục
Dịch vụ nổi bật
Khoa phòng nổi bật
; DMCA.com Protection Status