;

Welcome to Khám Gì Ở Đâu

ĐO ÁP LỰC THẨM THẤU NIỆU

Đo áp lực thẩm thấu niệu là đo khối lượng các chất hòa tan có trong một đơn vị thể tích của nước tiểu, thông qua đo nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu. Đây là một phương pháp có độ chính xác và khả năng chẩn đoán bệnh lý tốt hơn nhiều so với đo tỷ trọng nước tiểu. Áp lực thẩm thấu niệu là một chỉ số có giá trị trong chẩn đoán nhiều bệnh lý thận và các bệnh lý khác gây thay đổi nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu cũng như góp phần đánh giá cân bằng nước- điện giải của cơ thể. Áp lực thẩm thấu niệu biểu thị nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu. Đây là giá trị cho chúng ta biết được nồng độ nhiều hay ít của các ion: chlor, natri, Ure và kali. Glucose niệu cũng ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu niệu khi lượng glucose trong nước tiểu tăng cao. Ở người bình thường, tỷ trọng nước tiểu cũng phản ánh phần nào áp lực thẩm thấu niệu. Đánh giá áp lực thẩm thấu niệu cho phép chúng ta biết được khả năng của thận trong việc duy trì cân bằng nước điện giải cho cơ thể. Một số trường hợp, chúng ta có thể so sánh áp lực thẩm thấu niệu với áp lực thẩm thấu máu để đánh giá khả năng điều chỉnh của thận hoặc tìm hiểu các chất hòa tan bất thường trong nước tiểu. Tỷ lệ áp lực thẩm thấu niệu/áp lực thẩm thấu huyết tương bình thường là 1-3.

khamgiodau.com

I. ĐẠI CƯƠNG


Đo áp lực thẩm thấu niệu là đo khối lượng các chất hòa tan có trong một
đơn vị thể tích của nước tiểu, thông qua đo nồng độ các chất hòa tan trong nước
tiểu. Đây là một phương pháp có độ chính xác và khả năng chẩn đoán bệnh lý
tốt hơn nhiều so với đo tỷ trọng nước tiểu. Áp lực thẩm thấu niệu là một chỉ số
có giá trị trong chẩn đoán nhiều bệnh lý thận và các bệnh lý khác gây thay đổi
nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu cũng như góp phần đánh giá cân bằng
nước- điện giải của cơ thể.
Áp lực thẩm thấu niệu biểu thị nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu.
Đây là giá trị cho chúng ta biết được nồng độ nhiều hay ít của các ion: chlor,
natri, Ure và kali. Glucose niệu cũng ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu niệu khi
lượng glucose trong nước tiểu tăng cao.
Ở người bình thường, tỷ trọng nước tiểu cũng phản ánh phần nào áp lực
thẩm thấu niệu.
Đánh giá áp lực thẩm thấu niệu cho phép chúng ta biết được khả năng của
thận trong việc duy trì cân bằng nước điện giải cho cơ thể.
Một số trường hợp, chúng ta có thể so sánh áp lực thẩm thấu niệu với áp
lực thẩm thấu máu để đánh giá khả năng điều chỉnh của thận hoặc tìm hiểu các
chất hòa tan bất thường trong nước tiểu. Tỷ lệ áp lực thẩm thấu niệu/áp lực thẩm
thấu huyết tương bình thường là 1-3.
II. ĐO ÁP LỰC THẨM THẤU NIỆU
Áp lực thẩm thấu niệu thường được đo bằng máy đo thẩm thấu kế
(osmometry).
Nguyên tắc của việc đo áp lực thẩm thấu niệu thường dựa vào sự thay đổi
điểm nhiệt độ đông đặc của nước tiểu so với nước (0
0
). Về lý thuyết, cứ 1
mOsm/kg sẽ là giảm nhiệt độ đông xuống 0,001858
0
C. Do đó nhiệt độ đông của
nước tiểu càng thấp thì tương ứng với một áp lực thẩm thấu niệu càng lớn. 96



Hình 1: Một số máy đo áp lực thẩm thấu niệu được sử dụng trên lâm sàng
Trong thực hành điều trị, một số nơi không có máy đo áp lực thẩm thấu
niệu thì có thể ước tính áp lực thẩm thấu niệu theo công thức:
Áp lực thẩm thấu niệu = [ Na + K + Urea ]
Trong đó Na; K; Urea là nồng độ của natri, kali, Urea trong nước tiểu,
tính bằng mmol/l.
Giá trị bình thường của Áp lực thẩm thấu niệu là 600 to 800 mosmol/kg.
Đánh giá bất thường của áp lực thẩm thấu niệu cần phải xem xét ảnh
hưởng của các tình trạng sinh lý như: chế độ ăn, thời tiết, hoạt động thể lực
nhiều, dùng các thuốc lợi tiểu, …
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ - Ý NGHĨA BỆNH LÝ
1. Nguyên nhân gây tăng áp lực thẩm thấu niệu:
- Mất nước
- Hội chứng tăng tiết ADH bất thường (SIADH)
- Suy thượng thận
- Đái tháo đường
- Tăng Natri máu
- Chế độ ăn nhiều protid
2. Nguyên nhân gây giảm áp lực thẩm thấu niệu
- Uống nhiều nước 97

- Đái tháo nhạt
- Suy thận cấp (giai đoạn tiểu nhiều)
- Viêm cầu thận (cấp, mạn tính)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allen C. Norton. Using osmometry for water-electrolyte balance
experiments in the instructional laboratory. University of southern california.
2. Janine Denis Cook, Mark W. Hannon, Tamdan Vo, Yale H. Caplan
(2002). Evaluation of freezing point depression osmolarity for classifying
random urine specimens defined as substituted under HHS/DOT criteria. Journal
of Analytical Toxicology, Vol 26
3. Hiren P. Patel (2006). The abnormal urinalysis. Pediatric Clin. N. Am, 53,
325-337.
4. Robert A. Oppliger, Scott A. Magnes et al (2005). Accuracy of urine
specific gravity and osmolarity as indicators of hydration status. International
Journal of sport nutrition and exercise metabolism, 15, 236-251.

98
Tin cùng chuyên mục
Dịch vụ nổi bật
Khoa phòng nổi bật
; DMCA.com Protection Status