I. ĐẠI CƯƠNG
Phanh lưỡi hay còn gọi là hãm lưỡi đi từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi.
Khi phanh lưỡi quá ngắn làm lưỡi bị kéo xuống gây hạn chế di động của lưỡi
gây nói khó, nói ngọng thì phải
phẫu thuật cắt phanh lưỡi.
II. CHỈ ĐỊNH
Khi phanh lưỡi quá ngắn ảnh hưởng tới vận động của lưỡi.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc Răng Hàm Mặt.
- Điều dưỡng trợ giúp.
2. Phương tiện
- 01 kéo sim nhỏ.
- 02 kẹp phẫu tích cầm máu, không màu.
- Gạc nhỏ hoặc củ ấu.
- Đông điện (nếu có).
- Thuốc tê xịt (lidocain 10%).
3. Người bệnh
- Giải thích kỹ cho người bệnh hoặc bố mẹ (nếu người bệnh là trẻ nhỏ).
- Có đầy đủ xét nghiệm: máu chảy, máu đông, HIV..
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Người bệnh ngồi, há miệng, lưỡi cong lên (nếu là bệnh nhi phải bó chặt
trẻ trong một tấm vải trải giường to, mở miệng để trẻ không cắn hàm lại được).
- Gây tê tại chỗ bằng xịt hoặc đặt bông thấm Lidocain.
- Kẹp hãm lưỡi sát mặt dưới của lưỡi bằng kẹp phẫu tích cầm máu không
lưỡi, kéo nhẹ ra trước lên trên căng phanh lưỡi ra.Chương IV: Lĩnh vực họng - thanh quản
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng
254
- Dùng kéo nhỏ cắt phanh lưỡi ngay dưới kẹp phẫu tích cầm máu, cắt từ
trước ra sau đến sát chân lưỡi.
- Bỏ kẹp phẫu tích kẹp ra thông thường không có chảy máu. Nếu có chảy
máu cầm máu bằng đông điện hoặc đặt thuốc co mạch tại chỗ.
VI. THEO DÕI
Và Xử TRí SAU PHẫU THUậT
- Chảy máu: hiếm gặp, cầm máu bằng đông điện hoặc thuốc co mạch đặt
tại chỗ.
- Đề phòng nhiễm trùng: cho kháng sinh uống.
- Phòng nề sàn miệng: cho thuốc chống phù nề.Chương IV: Lĩnh vực họng - thanh quản
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng
255