Là tổn thương ổ mủ ở vú do nhiễm trùng hoặc do tắc sữa mà không đư ợc điều trị sớm.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là tổn thương ổ mủ ở vú do nhiễm trùng hoặc do tắc sữa mà không đư ợc
điều trị sớm.
II. CHỈ ĐỊNH
Các áp xe đã thành m ủ.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khối viêm đ ỏ chưa thành m ủ
IV. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- Cồn 70 hoặc dung dịch sát trùng như Betadin
- Bơm tiêm 5ml
- Thuốc gây tê tại chỗ bằng Xylocain 1% hoặc thuốc tê xịt bề mặt
- Bộ dụng cụ để chích áp xe.
- Các khăn tr ải
phẫu thuật vô khuẩn
- Bàn khám hoặc bàn mổ.
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình: đư ợc giải thích lý do phải trích áp xe và ký giấy
cam đoan đ ồng thủ thuật.
- Khám toàn trạng và chuyên khoa đ ể đánh giá t ổng thể sức khỏe, phát hiện
chống chỉ định
- Người bệnh cởi bỏ áo
- Tư th ế nằm ngửa duỗi thẳng
3. Hồ sơ b ệnh án: bệnh án phẫu thuật phiên, đ ủ các xét nghiệm cần thiết.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Ø Thì 1.
- Sát trùng rộng vùng áp xe từ trong ra ngoài
- Dùng khăn vô trùng đ ể bao bọc xung quanh vùng thủ thuật.
Ø Thì 2.
Ø Xác đ ịnh khối áp xe, tìm chỗ da mềm nhất.
- Thì 3.
- Rạch da ngay trên khối áp xe đư ờng rạch theo đư ờng chéo nan hoa với tâm
là núm vú.
- Sau khi rạch qua da và tổ chức dư ới da đi th ẳng vào khối áp xe tránh làm nát
các tổ chức xung quanh gây chảy máu. Dùng kẹp nhỏ hoặc đ ầu ngón tay trỏ phá
các vách của khối áp xe thông nhau đ ể mủ chảy ra
- Để da hở, đ ặt một gạc con trong ổ áp xe đ ể dẫn lưu m ủ ra ngoài, rút sau 12 giờ.
VI. THEO DÕI
66
- Người bệnh đư ợc dùng thuốc giảm đau và kháng sinh u ống hoặc tiêm trong
5 đ ến 7 ngày, thuốc chống phù nề.
- Theo dõi chảy máu tại vết rạch.
VII. TAI BIẾN
VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu: chảy máu tại vùng r ạch da hoặc trong ổ áp xe, khâu chỗ chảy máu
dùng tiếp kháng sinh
- Không thoát mủ: mở thông lại, dùng kháng sinh tiêm.
67