;

Welcome to Khám Gì Ở Đâu

Dịch vụ Dẫn lưu nang thận dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Kiến An

Bệnh viện: Bệnh viện Kiến An

Địa chỉ: 35 - Đường Trần Tất Văn - Phường Phù Liễn - Quận Kiến An - Thành phố Hải Phòng

Bệnh viện : Tuyến Tỉnh

Thông tin: Dẫn lưu nang thận dưới hướng dẫn siêu âm


DẪN LƯU NANG THẬN DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

Dẫn lưu dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm được áp dụng đối với nang thận có kích thước lớn. Đây là một thủ thuật cần được tiến hành nhằm dẫn lưu được hết dịch trong nang thận, làm giảm áp lực trong nang thận, phòng ngừa xuất hiện biến chứng xảy ra nếu nang thận quá to.

I. ĐẠI CƯƠNG


Dẫn lưu dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm được áp dụng đối với
nang thận có kích thước lớn. Đây là một thủ thuật cần được tiến hành nhằm dẫn
lưu được hết dịch trong nang thận, làm giảm áp lực trong nang thận, phòng ngừa
xuất hiện biến chứng xảy ra nếu nang thận quá to.
II. CHỈ ĐỊNH
- Kích thước nang thận ≥ 8 cm
- Có triệu chứng đau nhiều và chèn ép thận trên siêu âm
- Nang thận không thông với đài bể thận
- Nang thận to nhiễm trùng, không đáp ứng với điều trị nội khoa

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH


- Người bệnh có rối loạn đông máu.
- Nang thận thông với đài bể thận
- Người bệnh có bệnh lý khác không ổn định.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện
- 02 bác sỹ
- 01 điều dưỡng
2. Phương tiện
- Dung dịch Betadine sát trùng: 01lọ
- Thuốc gây tê lidocaine 2%: 04 ống (10mg/ml)
- Nước muối sinh lý 0,9%: 500ml
- Kim tiêm, bơm tiêm 5ml: 01 chiếc
- Bơm tiêm 20ml: 02 chiếc
- Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói
- Găng tay vô trùng: 3 đôi
- Máy siêu âm với đầu dò Convex 3,5-5 MHz đã được sát khuẩn
- Săng vô khuẩn không có lỗ: 04 chiếc
- Panh kẹp săng: 04 chiếc
- Bàn thủ thuật: 01 bàn 41

- Túi ni lông: vô khuẩn bọc đầu dò siêu âm: 01 bộ
- Bộ dẫn lưu: 01 bộ
- Bộ dây truyền huyết thanh: 01 bộ
- Túi đựng nước tiểu: 01 chiếc
3. Người bệnh
- Người bệnh được làm các xét nghiệm về đông máu cơ bản và các xét nghiệm
cơ bản khác.
- Người bệnh được siêu âm thận tiết niệu, chụp UIV hoặc chụp cắt lớp vi tính để
loại trừ có thông từ nang thận với bể thận.
- Người bệnh và người nhà được nghe bác sỹ giải thích kỹ về tác dụng và tai
biến của thủ thuật và ký vào giấy cam kết làm thủ thuật
4. Hồ sơ bệnh án: hoàn thiện bệnh án và chẩn đoán

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm
2. Kiểm tra người bệnh: đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh được thử phản ứng với thuốc gây tê lidocaine.
- Người bệnh được theo dõi mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật.
- Định vị bằng siêu âm để tìm điểm dẫn lưu
- Người bệnh được nằm sấp hoặc nghiêng tùy vị trí dẫn lưu
- Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng
- Sát trùng da vùng định dẫn lưu
- Trải săng vô trùng
- Gây tê vùng dẫn lưu
- Chọc kim dẫn đường vào nang thận dưới sự hướng dẫn của siêu âm
- Luồn ống dẫn lưu vào trong nang thận (có thể thay thế bằng catheter tĩnh mạch
trung tâm một nòng), rút kim dẫn đường ra.
- Rút thử qua ống dẫn lưu xem đã có dịch nang thận ra hay chưa
- Lấy dịch trong nang làm các xét nghiệm
- Khi ống dẫn lưu đã vào tới nang thận thì tiến hành nối ống dẫn lưu với bộ dây
truyền và túi đựng nước tiểu để đánh giá số lượng dịch ra chính xác
- Khâu cố định sonde dẫn lưu
- Siêu âm kiểm tra lại 42

- Sát khuẩn lại vùng dẫn lưu
- Băng vùng chân dẫn lưu
- Cho người bệnh về giường bệnh

VI. THEO DÕI


- Người bệnh cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp
- Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu
- Theo dõi số lượng, màu sắc dịch dẫn lưu
- Theo dõi vị trí chọc dẫn lưu nang thận

VII. TAI BIẾN

VÀ XỬ TRÍ
- Đau vị trí chọc dẫn lưu: nếu đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau như
paracetamol, nospa uống hoặc tiêm.
- Đái máu vi thể: không cần xử trí
- Đái máu đại thể
+ Đái máu ít: Truyền thêm Natriclorua 9% hoặc Glucose 5%, theo dõi chặt chẽ
mạch, huyết áp, toàn trạng.
+ Nếu có đái máu nhiều gây tụt huyết áp cần truyền máu và dùng thuốc cầm
máu và tìm nguyên nhân để xử trí. Tuy nhiên trường hợp này hiếm xảy ra.
- Dịch dẫn lưu có máu:
+ Kiểm tra lại dưới siêu âm xem vị trí đầu dẫn lưu có sai vị trí không để điều
chỉnh kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mark J, Hogan M, Brian D et al. (2001). Percutaneous Nephrostomy in
Children and Adolescents: Outpatient Management. Radiology 218, 207- 210
2. Mosbah A, Siala A (1990). Percutaneous nephrostomy in the treatement of
Pyonephrosis. A comparative study apropos of 36 cases . Ann Urol (Paris) 24
(4), 279 - 281.
3. Ogg CS, Pedersen JS (1969). Percutaneous Needle Nephrostomy. Bristish
Medical Journal 4, 657 - 660.
4. Karim SS R, Samanta S, Aich RK et al. (2010). Percutaneous nephrostomy by
direct puncture technique: An observational study. Indial journal of Nephology
20 (2), 84 - 88.
43

Bản đồ địa chỉ Bệnh viện Kiến An

dịch vụ nổi bật Xem thêm
Khoa phòng nổi bật Xem thêm
Tốp bệnh viện thực hiện : Dẫn lưu nang thận dưới hướng dẫn siêu âm
tham khảo
; DMCA.com Protection Status