;

Welcome to Khám Gì Ở Đâu

Dịch vụ Nội soi phế quản sinh thiết xuyên thành ở người bệnh thở máy tại Bệnh viện Hữu Nghị

Bệnh viện: Bệnh viện Hữu Nghị

Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trương, Hà Nội

Bệnh viện : Trung Ương

Thông tin: Nội soi phế quản sinh thiết xuyên thành ở người bệnh thở máy


NỘI SOI PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY

Nội soi phế quản (PQ) là thủ thuật thăm khám bên trong cây phế quản nhờ một ống soi. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán, điều trị quan trọng trong chuyên ngành phổi học. Vai trò: mô tả tổn thương giải phẫu bên trong của cây phế quản. Thông qua bệnh phẩm lấy được để chẩn đoán: xác định, nguyên nhân, phân biệt, tiên lượng bệnh. Nội soi phế quản chải phế quản chẩn đoán được thực hiện.

I. ĐẠI CƯƠNG


Nội soi phế quản (PQ) là thủ thuật thăm khám bên trong cây phế quản nhờ
một ống soi. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán, điều trị quan trọng trong chuyên
ngành phổi học. Vai trò: mô tả tổn thương giải phẫu bên trong của cây phế
quản. Thông qua bệnh phẩm lấy được để chẩn đoán: xác định, nguyên nhân,
phân biệt, tiên lượng bệnh.
Nội soi phế quản chải phế quản chẩn đoán được thực hiện.

II. CHỈ ĐỊNH


1. Bệnh lý ác tính
- Chẩn đoán ung thư khí phế quản.
- Phân giai đoạn ung thư phế quản.
- Theo dõi sau điều trị ung thư phế quản.
- Đánh giá những người bệnh có tổn thương ác tính vùng đầu, cổ.
- Đánh giá trong trường hợp có ung thư thực quản.
2. Khối trung thất
3. Nhiễm khuẩn: viêm phổi tái phát hoặc cải thiện chậm, nhiễm trùng ở người
bệnh suy giảm miễn dịch, mủ màng phổi, áp xe phổi,…
4. Các chỉ định khác: xẹp phổi, bệnh phổi kẽ, ho máu, ho kéo dài không rõ
nguyên nhân, hít phải dị vật, chấn thương ngực, tràn dịch màng phổi dịch tiết
chưa rõ nguyên nhân, đánh giá người bệnh sau phẫu thuật phổi, xác định
chính xác vị trí ống nội khí quản, đánh giá các tổn thương sau đặt nội khí
quản hoặc mở khí quản, hẹp khí quản, khàn tiếng do liệt dây thanh, nghi dò
khí quản-thực quản hoặc khí phế quản-màng phổi, tràn khí màng phổi kéo
dài, ....

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH


- Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim nặng, suy tim nặng, nhồi máu cơ tim,
cơn đau thắt ngực gần đây hoặc không ổn định,...
- Có rối loạn về đông máu.
- Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện
- 1 bác sỹ chuyên khoa hô hấp đã được đào tạo về soi phế quản. 128

- 1 điều dưỡng đã được đào tạo về soi phế quản.
2. Phương tiện , dụng cụ và vật tư tiêu hao
- Nguồn sáng: bóng halogen hoặc xenon, bộ vi xử trí hình ảnh
- Camera, màn hình video, đầu ghi video hoặc in ảnh polaroid.
- Ống soi phế quản sợi mềm.
- Các kìm sinh thiết, kẹp lấy dị vật, bàn chải để lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn
và tế bào, kim chọc hút.
- Ống nối dây máy thở với ống nội khí quản hình chữ L.
- Máy hút, máy theo dõi, hệ thống oxy, dụng cụ đặt nội khí quản, mở khí
quản, các dụng cụ và thuốc cấp cứu khác.
- Dụng cụ rửa ống soi chuyên dụng, tử đựng ống soi chuyên dụng.
Vật tư tiêu hao:
- Dung dịch Lidocain 1-2%, adrenalin, chổi chải phế quản, kìm sinh thiết,
kim chọc hút xuyên thành phế quản, bơm tiêm các cỡ: 5ml, 10ml, 20ml,
50 ml, dung dịch natriclorua 0,9%, gạc vô trùng, săng vô trùng, gel bôi
trơn.
- Găng tay, kính, khẩu trang, áo mổ.
- Lọ và dung dịch đựng bệnh phẩm, lam kính.
- Dung dịch rửa và khử khuẩn ống soi.
3. Người bệnh
- Để chế độ thông khí nhân tạo IPPV, oxy 100%. Dùng thuốc an thần, giãn cơ nếu
cần.
- Gây tê khí phế quản với lidocain 2% bơm qua ống nội khí quản hoặc
canun mở khí quản.
- Lắp đoạn ống mềm hình chữ L, nối giữa ống máy thở và ống nội khí quản
hoặc canun mở khí quản có lỗ để đưa ống soi qua đảm bảo thông khí nhân
tạo trong quá trình soi.
- Dùng ống soi phế quản mềm có đường kính ngoài £ 2/3 đường kính trong của
ống.
4. Hồ sơ bệnh án
Đủ các xét nghiệm trước soi: phim chụp phổi thẳng, nghiêng, tốt nhất là
có phim chụp cắt lớp vi tính ngực, điện tim, thăm dò dung tích phổi, các xét
nghiệm: AFB đờm, công thức máu, đông máu, xét nghiệm chức năng gan,
thận, đường máu, HIV, HBsAg. 129

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Kiểm tra hồ sơ: các kết quả xét nghiệm, phim của người bệnh.
2. Kiểm tra người bệnh : khám lại lâm sàng trước soi, kết hợp với hồ sơ bệnh án
để đưa ra các dự định khi soi. Atropin 1/4 mg x1 ống, tiêm bắp hoặc dưới da 30
phút trước soi để tránh tăng tiết ở miệng và phế quản, đề phòng phản xạ của thần
kinh X.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thở máy với FiO2 100%.
- Gây tê phế quản với xylocain 2% bơm qua ống nội khí quản hoặc canun
mở khí quản.
- Khi soi phế quản ở người bệnh thở máy qua nội khí quản thì luồn ống soi
trong lòng nội khí quản, khi soi ở người bệnh thở máy qua canun mở khí
quản thì nên soi qua đường mũi đi cạnh canun đi xuống khí quản để hạn
chế tổn thương ống soi.
- Khi soi phải đảm bảo ống soi luôn đi giữa lòng khí phế quản để hạn chế
tổn thương thành khí phế quản.
- Nguyên tắc khi soi phế quản: soi bên lành trước để không làm lây nhiễm
bệnh sang bên phổi lành. Nếu người bệnh nặng, hoặc hợp tác kém tiên
lượng không soi được đầy đủ cả 2 bên thì soi bên bệnh trước. Nếu không
rõ bên tổn thương, hoặc tổn thương lan tỏa cả 2 bên thì nên soi bên phải
trước.
- Trong quá trình soi, cần theo dõi chặt các thông số: SpO2, mạch, huyết
áp. Tạm dừng soi khi SpO2 < 92%.="" tiến="" hành="" thông="" khí="" cho="" đến="" khi="">
SpO2 ≥ 98% thì bắt đầu soi lại.
- Khi soi cần quan sát kỹ lưỡng các tổn thương trên đường đi, lần lượt soi
từ các lỗ PQ từ trên xuống dưới để tránh bỏ sót tổn thương. Sau khi quan
sát toàn bộ các các lỗ PQ 2 bên, đánh giá toàn diện các tổn thương mới
bắt đầu tiến hành các kỹ thuật lấy bệnh phẩm.
- Tùy vào tổn thương trên phim phổi và hình ảnh qua soi phế quản mà có
thể tiến hành các kỹ thuật lấy bệnh phẩm: Rửa phế quản phế nang, sinh
thiết khối u phế quản, Chọc hút xuyên thành khí phế quản, không sinh
thiết xuyên vách phế quản khi soi phế quản ở người bệnh thở máy.
- Sau khi soi xong theo dõi đưa dần các chỉ số máy thở về thông số trước
soi. 130

VI. THEO DÕI


Trong quá trình soi theo dõi tình trạng mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy
máu, điện tim. Bác sỹ soi quan sát liên tục tình trạng chung của người bệnh để
phát hiện xử trí ngay các biến chứng.

VII. TAI BIẾN

VÀ XỬ TRÍ
1. Thiếu oxy máu
Khi soi phế quản ống mềm thì phân áp Oxy ở máu động mạch PaO
2
có thể
giảm đi 10 mmHg, SaO
2
giảm đi từ 2%- 5% hoặc nhiều hơn. Nếu có tình
trạng suy hô hấp cấp phải ngừng ngay cuộc soi, tăng lưu lượng oxy, dùng các
thuốc giãn phế quản qua đường khí dung hoặc tiêm truyền khi thấy biểu hiện
co thắt phế quản.
2. Chảy máu
Biến chứng chảy máu thường xảy ra khi sinh thiết. Để đề phòng biến
chứng chảy máu nặng khi làm sinh thiết u hoặc niêm mạc phế quản, nên làm
sinh thiết thử lần thứ nhất bấm mảnh nhỏ và nông để xem mức độ chảy máu,
nếu không nguy hiểm thì mới sinh thiết thực sự. Khi có chảy máu thì bơm
dung dịch adrenalin 0,01% có tác dụng làm giảm chảy máu ở chỗ sinh thiết
phế quản, tiêm bắp morphin, dùng đầu ống soi để bịt lỗ PQ có chảy máu, nếu
không kết quả phải rút ống soi đặt nội khí quản, liên hệ nút mạch cấp cứu.
3. Nhiễm khuẩn
Nếu sau soi người bệnh có sốt, ho khạc đờm màu đục thì nên cấy đờm tìm
vi khuẩn gây bệnh.
4. Tràn khí màng phổi
Không nên làm sinh thiết xuyên vách phế quản ở những người bệnh đang
có thở máy do nguy cơ tràn khí màng phổi rất cao.
Khi có tràn khí màng phổi: giảm áp lực máy thở. Mở màng phổi hút dẫn
lưu khí liên tục.
5. Các biến chứng và tai biến khác
- Dị ứng với thuốc tê lidocain: cần làm test với thuốc tê trước khi soi phế
quản. Khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng lidocain: tiêm bắp dimedrol 10mg
x 1 ống, methylprednisolon 40mg x 1 lọ (tiêm tĩnh mạch).
- Gẫy bàn chải hoặc kìm sinh thiết trong lòng phế quản: dùng kìm sinh thiết
khác để gắp đầu gẫy ra ngoài.
131

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Becker H.D (2004). "Bronchoscopy for airway lesions". Flexible
bronchoscopy. Black well Science, 2
nd
edition. 71 - 88.
2. Jacobson J.R, Garcia J.G.N (2004). "Bronchoalveolar lavage". Flexible
bronchoscopy. Black well Science, 2
nd
edition. 103 - 116.
3. Oho K, Amemiya R (1984). "Instrumentation and technique - Indications and
contraindications". Practical fiberoptic bronchoscopy. Igaku - Shoin Ltd. 05 -
26.
4. Prakash U.B.S, James P. Utz (2004). "Bronchoscopic lung biopsy".
Flexible bronchoscopy. Black well Science, 2
nd
edition. 89 - 102.
5. Rodrigues J.C, Feinsilver S.H (1995). "Indication and contraindication".
Textbook of bronchoscopy. William & Wilkins. 3 - 10.
6. Turner J.F, Wang K.P (2004). "Indication and contraindication in flexible
bronchoscopy". Flexible bronchoscopy. Black well Science, 2
nd
edition. 51 -
69.








132

Bản đồ địa chỉ Bệnh viện Hữu Nghị

dịch vụ nổi bật Xem thêm
Khoa phòng nổi bật Xem thêm
Tốp bệnh viện thực hiện : Nội soi phế quản sinh thiết xuyên thành ở người bệnh thở máy
tham khảo
; DMCA.com Protection Status