Nguyên lý của nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Nghiệm pháp kháng globulin gián tiếp) là sử dụng huyết thanh kháng g globulin người (huyết thanh Coombs) để xác định sự có mặt của các kháng thể miễn dịch (Bao gồm các kháng thể hoặc thành phần bổ thể là globulin) có tự do trong huyết thanh của người bệnh [1].
I. NGUYÊN LÝ
Nguyên lý của nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Nghiệm pháp kháng globulin
gián tiếp) là sử dụng huyết thanh kháng g globulin người (huyết thanh Coombs)
để xác định sự có mặt của các kháng thể miễn dịch (Bao gồm các kháng thể
hoặc thành phần bổ thể là globulin) có tự do trong huyết thanh của người bệnh
[1].
II. CHỈ ĐỊNH
- Thiếu máu tan máu tự miễn, bệnh hệ thống;
- Xét nghiệm hòa hợp có sử dụng kháng globulin người;
- Sàng lọc kháng thể bất thường;
- Định danh kháng thể bất thường;
- Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con;
- Định nhóm kháng nguyên của các hệ nhóm máu hồng cầu.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ, cử nhân, kỹ thuật viên, điều dưỡng trung học.
2. Phương tiện – Hóa chất
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
Giống như trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao để làm nghiệm pháp Coombs
trực tiếp;
2.2. Thuốc thử và hoá chất
Nước muối sinh lý 0,9%; Nước cất, Hồng cầu nhóm O để cảm nhiễm; Hồng cầu
chứng; Thuốc thử kháng globulin; dung dịch LISS.
2.3. Mẫu bệnh phẩm:
- Ống máu chống đông bằng EDTA: 2 ml.
- Ống máu không chống đông: 5 ml.
3. Thời gian làm xét nghiệm: 60 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, sinh phẩm trước khi tiến hành xét nghiệm.
211
2. Nhận bệnh phẩm và phiếu yêu cầu xét nghiệm của lâm sàng, kiểm tra và
đối chiếu các thông tin của người bệnh trên ống máu và phiếu xét nghiệm.
3. Tiến hành kỹ thuật [2]
- Bước 1: Chuẩn bị một ống nghiệm sạch, khô và ghi nhãn họ và tên
hoặc mã số của người bệnh;
- Bước 2: Chuẩn bị dung dịch hồng cầu nhóm O, 3% (Nhỏ 1 giọt hồng
cầu khối nhóm O và 29 giọt nước muối sinh lý 0,9% vào một ống nghiệm, trộn
đều);
- Bước 3: Nhỏ 3 giọt huyết thanh của người bệnh vào ống nghiệm đã
được ghi nhãn ở bước 1;
- Bước 4: Thêm 1 giọt hồng cầu nhóm O, 3% vào ống nghiệm trên và
trộn đều;
- Bước 5: Thêm 3 giọt đệm LISS vào ống nghiệm trên, trộn đều;
- Bước 6: Ủ ống nghiệm trên ở 37 °C, trong vòng 15 phút;
- Bước 7: Sau khi ủ quan sát hiện tượng tan máu và ngưng kết. Nếu có
hiện tượng tan máu và ngưng kết, ghi kết quả là dương tính.
- Bước 8: Nếu không có hiện tượng tan máu và ngưng kết, rửa hồng cầu
4 lần bằng nước muối sinh lý 0,9%;
- Bước 9: Thêm 2 giọt thuốc thử kháng globulin vào ống nghiệm trên,
trộn đều.
- Bước 10: Ly tâm 1000 vòng trong 20 giây;
- Bước 11: Với những ống nghiệm cho kết quả âm tính, nhỏ thêm 1 giọt hồng
cầu chứng, trộn đều, ly tâm 1000 vòng trong 20 giây. Đọc và ghi lại kết quả vào
phiếu xét nghiệm. Phản ứng phải cho kết quả ngưng kết từ 2+ đến 3+. Nếu
những ống nghiệm sau khi nhỏ hồng cầu chứng mà không ngưng kết thì phải lặp
lại xét nghiệm từ đầu.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Kết quả nghiệm pháp Coombs gián tiếp âm tính: Không có kháng thể miễn
dịch trong huyết thanh của người bệnh và người hiến máu, trên hồng cầu không
có kháng nguyên tương ứng với kháng thể nhóm máu được xác định.
- Kết quả nghiệm pháp Coombs gián tiếp dương tính: Có kháng thể miễn dịch
trong huyết thanh của người bệnh và người hiến máu, trên hồng cầu có kháng
nguyên tương ứng với kháng thể nhóm máu được xác định.
212
Những điểm cần chú ý khi làm xét nghiệm
Giống như những điểm cần chú ý khi làm nghiệm pháp Coombs trực tiếp.
Tài liệu tham khảo
1. Denise M Harmening (1999) Modern blood banking and transfusion
practices, fifth edition, Book Promotion & Service Co., LTD.
2. Máu và các sản phẩm máu an toàn, quyển 3 Huyết thanh học nhóm máu,
Tài liệu dịch, năm 2011.
3. Thông tư 26/2013/TT- BYT đã được ban hành ngày 16/9/2013 về Hướng
dẫn hoạt động truyền máu.