;
Khoa khám bệnh:
PK: 109 Tầng 1 nhà C2
ĐT: 04.39285.576 – 04.38253 531 (máy lẻ 300)
Khám các ngày thứ 2,3,4,5,6 trong tuần, giờ hành chính, từ 7h sáng.
Bệnh viện Việt Đức có làm việc ngày thứ 7, Chủ Nhật không?
Thứ 7, Chủ nhật Nghỉ
Lưu ý: Các khoa khác của bệnh viện Việt Đức như: Phẫu thuật thần kinh, Nam khoa, Tiêu hóa, Tiết niệu… ngoài lịch khám ở trên, còn nghỉ thêm chiều thứ 5 để hội chẩn nội bộ, không khám bệnh.
Quy trình khám bệnh ngoại trú BHYT đối với trường hợp khám thường
Bước 1: Đăng ký khám và làm thủ tục BHYT
Người bệnh nộp các giấy tờ vào các cửa tiếp đón từ 2A1 đến 2A7 để làm thủ tục BHYT, người bệnh được nhận “Phiếu giữ thẻ BHYT”, “Phiếu thu tạm ứng”, “Phiếu tiếp nhận”. Người bệnh đến khám tại các phòng khám chuyên khoa theo chỉ dẫn ghi trên “ Phiếu tiếp nhận”.
Lưu ý: Người bệnh đọc kỹ mục “HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH” trên phiếu giữ thẻ BHYT.
Bước 2: Khám bệnh
Tại các phòng khám chuyên khoa người bệnh được vào khám theo thứ tự trên bảng điện tử.
Bác sỹ khám bệnh, ra chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trên máy và giao cho người bệnh. Người bệnh cầm chỉ định đến các bộ phận thực hiện như phòng chụp XQ, siêu âm, xét nghiệm….để thực hiện. Riêng chỉ định có chi phí lớn như: chụp MRI, city, pet city… đề nghị người bệnh quay lại cửa tiếp đón ngoại trú BHYT từ 2A1 đến 2A7 để đóng dấu và nộp tiền tạm ứng trước khi đến các bộ phận thực hiện.
Người bệnh đợi để nhận kết quả siêu âm và chụp Xquang thường, MRI, city, pet city…Riêng kết quả xét nghiệm sẽ được nhân viên y tế trả về các phòng khám chuyên khoa ban đầu.
Bước 3: Kết thúc khám
Khi có đủ kết quả của các khoa cận lâm sàng, người bệnh quay trở lại phòng khám chuyên khoa ban đầu để được Bác sỹ kết luận:
Đối với người bệnh cần điều trị ngoại trú:
Bác sỹ kê đơn thuốc và kết thúc khám, người bệnh cầm đơn thuốc đến cửa tiếp đón ngoại trú BHYT từ 2A1 đến 2A7 để đóng dấu, thanh toán chi phí kết thúc đợt khám bệnh ngoại trú, nhận lại thẻ BHYT và đến khoa Dược lấy thuốc.
Lưu ý: Trường hợp bác sỹ hẹn khám lại, người bệnh hưởng BHYT đúng tuyến cần giữ lại “Giấy hẹn khám lại” của bệnh viện Việt Đức và các giấy chuyển viện phô tô để làm thủ tục BHYT đúng tuyến cho 01 đợt khám lại theo hẹn tiếp theo.
Đối với người bệnh có chỉ định vào viện điều trị nội trú:
Bác sỹ kết thúc khám ngoại trú và cấp giấy vào viện. Người bệnh sang các cửa tiếp đón ngoại trú BHYT từ 2A1 đến 2A7 để thanh toán chi phí, kết thúc khám bệnh ngoại trú.
Quy trình khám bệnh ngoại trú BHYT đối với trường hợp cấp cứu
Người bệnh BHYT vào cấp cứu làm thủ tục khám và nộp tiền như người bệnh không có BHYT. Sau khi bác sỹ khám và kê đơn thuốc cho điều trị ngoại trú người nhà mang toàn bộ “Biên lai thu tiền phí, lệ phí”, sổ khám bệnh, thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân đến các cửa tiếp đón BHYT ngoại trú từ 2A1 đến 2A7 làm thủ tục BHYT và lấy lại tiền trước khi đưa người bệnh ra khỏi bệnh viện. Nếu ngoài giờ hành chính các cửa tiếp đón BHYT ngoại trú không làm việc, người nhà sang cửa thu viện phí không BHYT( cửa 2B hoặc 2c) xuất trình thẻ BHYT để Bệnh viện vào sổ, sau đó người bệnh đem toàn bộ “Biên lai thu tiền phí, lệ phí” kèm các giấy tờ có liên quan đến cơ quan BHXH quận, huyện tại địa phương để thanh toán.
Quy trình làm thủ tục BHYT nội trú với người bệnh mổ theo lịch ( mổ phiên)
Người bệnh cầm “Giấy vào viện” đến nhà C4 lấy mã số viện phí sau đó sang cửa tiếp đón BHYT ngoại trú từ cửa 2A1 đến 2A7 để làm thủ tục kết thúc khám ngoại trú. Người nhà người bệnh sang cửa BHYT nội trú 2A8 đến 2A12 để nộp tạm ứng viện phí và được đóng dấu BHYT trên “giấy vào viện”.
Trong quá trình điều trị nội trú:
– Khi người bệnh có chỉ định truyền máu, chụp CT Scaner, MRI, người nhà cầm giấy chỉ định và “Phiếu giữ thẻ BHYT” đến các cửa BHYT nội trú từ 2A8 đến 2A12 để đóng dấu BHYT vào phiếu chỉ định và nộp thêm tiền tạm ứng viện phí.
– Trong trường hợp người bệnh điều trị dài ngày hoặc chi phí điều trị lớn, người bệnh được yêu cầu phải nộp thêm tiền tạm ứng. Người nhà mang “Phiếu giữ thẻ BHYT” ra cửa BHYT nội trú từ 2A8 đến 2A12 để nộp thêm tạm ứng viện phí.
Khi có chỉ định ra viện: người nhà cầm “ Giấy vào viện”, “Phiếu giữ thẻ BHYT”, các phiếu thu tạm ứng viện phí nội trú đến cửa BHYT nội trú từ 2A8 đến 2A12 làm thủ tục thanh toán lấy lại thẻ BHYT và “Biên lai thu tiền phí, lệ phí”.
Sau khi thanh toán xong người nhà mang “Biên lai thu tiền phí, lệ phí” đến văn phòng khoa nơi người bệnh điều trị để lấy “Giấy ra viện”.
Lưu ý: Người bệnh khám bệnh BHYT đúng tuyến giữ “giấy ra viện”, giấy chuyển viện photo xuất trình khi làm thủ tục BHYT khám lại để được hưởng BHYT đúng tuyến cho 01 đợt khám.
Quy trình làm thủ tục BHYT nội trú với người bệnh mổ cấp cứu
Người bệnh BHYT cấp cứu làm thủ tục vào viện và nộp tiền như người bệnh không có BHYT. Sau khi nhập viện có số giường người nhà mang thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu chuyển viện (nếu có) của người bệnh đến văn phòng khoa nơi người bệnh đang điều trị để nhân viên văn phòng khoa xác nhận sau đó người nhà người bệnh mang thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân và “Giấy vào viện” đến nộp tại bộ phận tiếp đón BHYT ngoại trú từ cửa 2A1 đến 2A7 và nhận giấy hẹn. Trong vòng 4 giờ (làm việc) sau khi nhận hồ sơ, Giám định viên BHYT sẽ kiểm tra bệnh án và trả lời quyền lợi người bệnh được hưởng. Thời gian trình thẻ BHYT chậm nhất là 01 ngày trước khi người bệnh ra viện.
Ngày 7-1-1902, toàn quyền Paul Doumer ký sắc lệnh thành lập Trường Đại Học Y Hà Nội và hai năm sau, bệnh viện thực hành của trường được xây dựng với tên gọi là Nhà thương bản xứ (1904) rồi sau này, bệnh viện mang các tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn phát triển của đất nước: Nhà thương bảo hộ (1906), Bệnh viện Yersin(1943), Bệnh viện Phủ Doãn (1954), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CHDC Đức (1958-1991) và Bệnh viện HN Việt Đức (hiện nay)
Là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam, là một Trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước, Bệnh viện Việt Đức gắn liền với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng cùng phương pháp mổ gan Việt Nam mang tên ông, đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới trong gần 4 thập kỷ qua.
Ngày nay, với 1400 giường bệnh chuyên về Ngoại khoa, 30 phòng mổ thuộc các chuyên ngành sâu về phẫu thuật được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình, phẫu thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật các bệnh nhân nhiễm khuẩn v.v… Đặc biệt, Bệnh viện Việt Đức tập trung vào kỹ thuật chuyên sâu, đẩy mạnh nghiên cứu và thực hiện ghép tạng trên người, tiến hành ghép tạng thường quy. Là bệnh viện đi đầu trong cả nước thực hiện thành công ghép gan, ghép tim trên người trưởng thành. Tiến tới, bệnh viện nghiên cứu tiến hành ghép tụy, ghép phổi.
Cùng với đội ngũ các Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia phẫu thuật và kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước, bệnh viện đang phát huy truyền thống của cơ sở chuyên khoa đầu ngành trong các lĩnh vực: triển khai và phổ biến các kỹ thuật ngoại khoa, đào tạo các bác sỹ phẫu thuật, các bác sỹ gây mê hồi sức… Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, đặc biệt là mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều nước và nhiều tổ chức phi chính phủ ở các châu lục khác nhau trên lĩnh vực Ngoại khoa. Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc công tác chỉ đạo tuyến, đồng thời xây dựng mô hình thứ điểm các trung tâm vệ tinh góp phần giảm tải bệnh viện.
Nhằm xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình điều trị, bệnh viện đã hoàn thiện Khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu (1C), bao gồm hai phòng mổ, một phòng khám trang bị đầy đủ hệ thống xét nghiệm hiện đại với 64 giường bố trí trong các phòng riêng biệt đầy đủ tiện nghi khép kín. Bệnh viện đã xây dựng khu nhà nghỉ đáp ứng phần nào đó nhu cầu của bệnh nhân ngoại trú và người nhà bệnh nhân.
Mình đi khám ở Việt Đức về, xin chia sẻ một vài thông tin cho mọi người. Trước khi đi khám, mình cũng lên mạng tìm thông tin xem nên khám ở đâu, và cần chuẩn bị những gì, nhưng hầu như thông tin rất ít, và có khi là do chị e dẫn chồng đi khám chia sẻ. Vì vậy, sau khi khám xong, mình chia sẻ thông tin khám tại Việt Đức, để anh em đi khám cho nhanh và tự tin.
1. Cần chuẩn bị gì khi đi khám
– Mình là mình nhịn ăn, để phòng trường hợp làm xét nghiệm máu.
– Vệ sinh sạch sẽ, mặc đồ dễ cởi thôi.
– Đi sớm, tầm 7-8h, đến viện, rồi hỏi thông tin, đăng kí khám bệnh và nộp phí khám (30k) – nhớ sếp hàng.
– Không quan hệ cách đó một tuần (6 ngày) – nếu muốn làm xét nghiệm tinh dịch, xem có bị khó có con không.
2. Khám như thế nào
– Nộp tiền phía đăng ký khám, họ sẽ hỏi bạn khám gì, bạn nói khám nam khoa hoặc nam học. Nộp tiền xong sẽ có sổ khám, bạn lên tầng 2, nhà C, phòng 233 ngồi ngoài chờ, thông tin khám bệnh và số thứ tự khám của bạn, đã được cập nhật trên bảng điện tử. Bạn chờ nhân viên y tế gọi vào qua loa.
– Khi vào phòng khám, có thể có một hoặc vài bác sỹ (có thể có học viên khám). Họ sẽ hỏi bạn muốn khám gì, triệu trứng, bạn có quan hệ hay chưa, có gia đình hay chưa,… bạn nên trả lời thành thật, không phải ngại. Rồi họ kêu bạn kéo quần xuống, họ sẽ dùng tay có đeo găng khám bộ phận sinh dục cho bạn.
– Riêng tôi, tôi muốn khám mục con cái, xem có trục trặc gì không (xét nghiệm tinh dịch). Và xem nội tiết tố, ảnh hưởng tới thời gian quan hệ (xét nghiệm máu). Họ xẽ cho phiếu yêu cầu xét nghiệm, bạn mang xuống nộp tiền (gần khu vực bạn đăng ký khám bệnh). Lưu ý: xếp hàng nộp tiền hơi lâu, vì nhiều người nộp.
– Trên phiếu xét nghiệm có ghi phòng làm xét nghiệm. Nộp xong tiền, bạn quay lại tầng 2, chỗ khám bệnh tìm phòng 218, xếp giấy xét nghiệm miền dịch (lấy máu xét nghiệm) chờ gọi, giấy xét nghiệm tinh dịch vào khay ghi xét nghiệm tinh dịch và chờ gọi.
– Xét nghiệm máu, chờ tới lượt thì hơi lâu (lưu ý: chỉ làm buổi sáng). Xét nghiệm tinh dịch, học gọi, và đưa cho bạn một nọ đựng. Họ sẽ chỉ cho bạn phòng lấy tinh, bạn ghi tên lên nọ và sang phòng tự lấy tinh (nên có bộ phim trên phone cho kích thích, dễ lấy anh em à).
– Kết quả xét nghiệm máu thì họ tự trả về phòng khám, bạn không phải lấy. Còn kết quả xét nghiệm tinh dịch, bạn phải đến lấy. Cả hai mục này, nếu bạn làm xét nghiệm buổi sáng, thì chiều có kết quả, nếu chiều xét nghiệm thì sáng hôm sau có kết quả. Bạn đến lấy kết quả xét nghiệm tinh dịch rồi cầm lại phòng khám cùng sổ khám đưa cho nhân viên ở đó, và chờ lượt gọi. Tùy theo kết quả xét nghiệm, có thể bạn được kê đơn thuốc.
Kinh phí: Hai xét nghiệm kia, nộp hết hơn 500 ngàn, tiền đăng ký khám bệnh là 30 ngàn, tiền mua sổ 5 ngàn.
Nên đi làm xét nghiệm tinh dịch trước khi lấy vợ, xem mình có trục trặc gì không nhé các bạn
(theo suc khoe tong quat. com)
Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình (10km):
Xuât phát từ bến xe Giáp Bát (6km):
Đón xe bus số 32 tại bến xe Giáp Bát, đi qua 9 điểm dừng, đến điểm Chùa Quán sứ thì xuống và đón xe số 01, đi qua 1 điểm dừng, đến Bệnh viện Việt Đức thì xuống.
Xuất phát từ bến xe Gia Lâm (6km):
Đón xe bus số 01, đi qua 7 điểm dừng, đến điểm đối diện số 4 Triệu Quốc Đạt thì xuống và đi bộ ngược lại (khoảng 150m).
Tuyến xuyên tâm Tần suất: 5 -15 phút/chuyến Thời gian hoạt động: 5h05 - 22h35
Tuyến xe bus đi bệnh viện Việt Đức số 09: Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ
Tuyến vòng kín Tần suất: 15-20 phút/lượt. Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h05