Áp xe ruột thừa là biến chứng của viêm ruột thừa cấp được các mạc nối lớn, mạc treo ruột và ruột non bao bọc tạo thành một ổ mủ vì thế còn có tên gọi là viêm phúc mạc khu trú. Áp xe ruột thừa thường được chỉ định điều trị chọc hút, dẫn lưu. Nếu áp xe ruột thừa không nằm ở hố chậu phải mà nằm ở giữa khoang bụng hoặc ở tiểu khung thì cần mổ để giải quyết cùng lúc ổ áp xe và cắt ruột thừa viêm.
I. ĐẠI CƯƠNG
Áp xe ruột thừa là biến chứng của viêm ruột thừa cấp được các mạc nối
lớn, mạc treo ruột và ruột non bao bọc tạo thành một ổ mủ vì thế còn có tên gọi
là viêm phúc mạc khu trú. Áp xe ruột thừa thường được chỉ định điều trị chọc
hút, dẫn lưu. Nếu áp xe ruột thừa không nằm ở hố chậu phải mà nằm ở giữa
khoang bụng hoặc ở tiểu khung thì cần mổ để giải quyết cùng lúc ổ áp xe và cắt
ruột thừa viêm.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Áp xe ruột thừa trong ổ bụng (nằm giữa khoang bụng)
2. Áp xe ruột thừa nằm ở tiểu khung
3. Áp xe ruột thừa ở hố chậu phải
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Đám quánh ruột thừa
2. Tiền sử người bệnh có nhiều lần mổ bụng
3. Người bệnh có bệnh nặng kèm theo (bệnh tim, mạch vành và lao phổi)
IV. CHUẨN BỊ
:
1. Người thực hiện: Người thực hiện là bác sỹ ngoại tổng quát được đào tạo về
kỹ thuật mổ nội soi (có chứng chỉ hợp lệ).
2. Phương tiện:
- Phòng mổ có đầy đủ điều kiện tiến hành nội soi qua ổ bụng
- Bộ nội soi ổ bụng: Monitor, camera, nguồn sáng, nguồn CO
2
- Hệ thống máy bơm và rửa hút dịch ổ bụng
- Hệ thống dao điện lưỡng cực và đơn cực, dao cắt đốt siêu âm
- Các dụng cụ vén gan, kẹp ruột, panh, kẹp, kéo chuyên biệt cho mổ nội
soi ổ bụng 176
- Bộ dụng cụ mổ bụng thường dùng (chuẩn bị khi phải chuyển mổ mở)
3. Người bệnh
- Các xét nghiệm cơ bản (sinh hóa, huyết học, nước tiểu)
- Chụp phổi, điện tâm đồ (với người > 65 tuổi)
- Bữa ăn cuối cùng trước lúc mổ cách xa ít nhất 6 tiếng
4. Hồ sơ bệnh án
- Các thủ tục hành chính và chuyên môn được hoàn tất đầy đủ theo qui
định (bệnh án chi tiết, giấy cam đoan tự nguyện mổ bằng
phẫu thuật nội soi …)
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
2. Kỹ thuật:
- Tư thế:
. Người bệnh: Nằm ngửa, tay trái để dọc theo thân người, đầu thấp
. Kíp phẫu thuật: Người thực hiện đứng bên trái người bệnh, phụ 1 đứng
bên trái Người thực hiện, phụ 2 đứng bên phải, dụng cụ viên đứng bên phải
người bệnh.
- Tiến hành thủ thuật bơm hơi vào ổ bụng và đặt các trocar:
. Bơm hơi ổ bụng có 2 phương pháp: Bơm hơi bằng kim Veress hoặc bơm
hơi theo phương pháp mở
. Vị trí đặt trocar: Trocar 10mm đặt trên hoặc dưới rốn. Sau khi bơm hơi
và dưới sự hướng dẫn của camera, đặt tiếp trocar thứ 2: Trocar 5mm ở vị trí
đường giữa trên xương mu; trocar thứ 3: trocar 10mm ở hố chậu trái, cách trocar
thứ 2 từ 8 – 10cm. Có thể đặt thêm trocar thứ 4 vùng hố chậu phải nếu cần thiết.
- Kỹ thuật cắt ruột thừa nội soi:
. Quan sát toàn ổ bụng đánh giá tình trạng ổ áp xe: Hút dịch tiết hoặc dịch
mủ (nếu có) ở khoang bụng tự do, lấy mẫu dịch để xét nghiệm vi khuẩn và làm
kháng sinh đồ. 177
. Phẫu tích để vào ổ áp xe, nếu thấy mủ trào ra phải hút ngay không để mủ
tràn vào khoang bụng, chú ý không làm tổn thương các quai ruột non cạnh ổ
ápxe.
. Tìm ruột thừa viêm và cắt ruột thừa theo kỹ thuật mổ nội soi: Trong
trường hợp áp xe ruột thừa, mạc treo ruột thừa thường phù nề, khó phẫu tích rõ
động mạch ruột thừa thì có thể cầm máu bằng dao cắt đốt lưỡng cực, dao siêu
âm hoặc kẹp clips tại gốc ruột thừa.
. Buộc và cắt ruột thừa sát gốc (có thể cắt gốc ruột thừa bằng máy cắt ruột
nội soi (stapler).
. Hút rửa và làm sạch ổ áp xe
. Kiểm tra các quai ruột và toàn ổ bụng
. Đặt dẫn lưu tại vị trí ổ áp xe và túi cùng Douglas, rút bỏ sau 3 ngày.
. Khâu lại thành bụng tại các lỗ đặt trocar
VI. THEO DÕI
VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ
1. Truyền dịch ngày đầu sau phẫu thuật
2. Có thể uống nước sau 24 giờ
3. Điều trị phối hợp hai loại kháng sinh
4. Rút dẫn lưu theo từng trường hợp cụ thể.
VII. TAI BIẾN
VÀ XỬ TRÍ
1. Tai biến của bơm hơi ổ bụng
- Kích th