Là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngón tay đến gốc ngón tay, cắt bỏ xương đốt bàn ngón
tay, giữ lại hệ thống xương khối tụ cốt.
Trong trường hợp tháo bỏ toàn bộ xương bàn ngón tay, toàn bộ chức năng bàn ngón
tay mất hết, cần giải thích kỹ người bệnh và gia đình trước khi tiến hành phẫu thuật.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là
phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngón tay đến gốc ngón tay, cắt bỏ xương đốt bàn ngón
tay, giữ lại hệ thống xương khối tụ cốt.
Trong trường hợp tháo bỏ toàn bộ xương bàn ngón tay, toàn bộ chức năng bàn ngón
tay mất hết, cần giải thích kỹ người bệnh và gia đình trước khi tiến hành phẫu thuật.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý mạch máu chi: tắc mạch, loét do đái tháo đường.
- Cụt
chấn thương, dập nát các ngón không có khả năng bảo tồn.
- Bỏng làm hoại tử ngón.
- Nhiễm trùng làm hoại tử tổ chức các ngón.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương dập nát, hoại tử cấp máu kém, xâm lấn đến khối tụ cốt bàn tay.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình, phụ phẫu thuật.
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành
chính.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay phẫu thuật để trên bàn phẫu thuật.
2. Vô cảm: tê gốc ngón, tê đám rối cánh tay hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Garo gốc ngón hoặc garo cánh tay bằng garo hơi hoặc garo chun.
- Sát trùng vùng mổ bằng betadine hoặc cồn 70
0
.
- Làm mỏm cụt ngón.
+ Rạch da ngang nền đốt 1 các ngón.
+ Cắt bỏ hệ thống gân gấp, duỗi.
+ Cầm máu bó mạch bờ quay, trụ bằng dao điện hoặc khâu mũi chữ X chỉ tiêu.
+ Khi bị cụt các ngón giữa thì cần tháo bỏ đốt bàn và khâu khép 2 đốt bàn lân cận
lại.
+ Bóc tách tạo hình vạt da mỏm cụt. + Khâu vết mổ.
- Làm mỏm cụt xương bàn ngón: Tùy theo tổn thương ngón nào mà có các cách phẫu
thuật khác nhau
+ Cụt đốt bàn ngón cái: bảo tồn tối đa, giữ lại nền đốt bàn, sử dụng vạt da cơ che
phủ phần mềm tốt không để lộ xương.
+ Cụt đốt bàn ngón II:
· Cắt cao xương đến nền đốt bàn.
· Tìm buộc mạch máu, tìm thần kinh buộc và cắt ngang giữa đốt bàn, giấu
thần kinh vào khoảng gian cốt.
· Gân gấp thì cắt ngang và cho tự rút lên cao.
· Cầm máu, khâu ống màng xương.
· Khâu da
+ Cụt đốt bàn III, IV:
· Khâu khép 2 đốt bàn lân cận, khâu vào màng xương tại cổ các đốt bàn lân
cận để che lấp.
+ Cụt đốt bàn V: bảo tồn nền đốt bàn là vị trí bám gân gấp và duỗi cổ tay trụ
· Tìm nhánh cảm giác của thần kinh trụ ở ô mô út, cắt gân duỗi riêng, duỗi
chung, cắt gân gấp ngón V
· Lấy bỏ đốt bàn V, để lại nền đốt bàn.
· Khâu vết mổ.
VI. THEO DÕI
VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ, vận động cảm giác đầu ngón không tổn
thương.
- Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sớm.
- Kháng sinh đường tiêm 3-5 ngày.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu mỏm cụt: Băng ép nhẹ nhàng, không hết có thể khâu tăng cường vị trí
mỏm cụt.
- Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, lấy
dịch cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, thay kháng sinh khi có kháng sinh đồ.