;
Để đáp ứng nhu cầu người dân và giải quyết quá tải, với sự cho phép của Sở Y tế, Bệnh viên Chấn Thương Chỉnh Hình có triển khai Phòng Khám Yêu Cầu và Theo Hẹn :
Khám ở Phòng 116, phòng khám nằm ở tầng trệt, cổng A, gần căn tin BV
Có thể đặt hẹn trước qua Tổng đài (08) 1080
Giá một lần khám : 100.000 đồng
Phòng khám qui tụ các Bác sĩ có bằng sau Đại học với 10 năm kinh nghiệm hoặc 5 năm sau tốt nghiệp Chuyên Khoa I hoặc Cao học.
Thời gian làm việc:
Thứ Hai – Thứ Sáu : Khám từ 7 giờ sáng đến 20 giờ tối
Thứ Bảy – Chủ Nhật : chỉ khám buổi sáng từ 7 giờ đến 12 giờ
Bước 1: HƯỚNG DẪN – TIẾP NHẬN
1. Đối với bệnh nhân khám bệnh lần đầu:
– Hướng dẫn: bệnh nhân lấy số thứ tự (qua hệ thống rút số tự động) tại bàn bảo vệ.
– Quầy tiếp nhận BHYT:
· Bệnh nhân nộp thẻ BHYT+CMND (bản chính), giấy chuyển viện (nếu có) và mua sổ khám bệnh tại quầy tiếp nhận BHYT.
· Bệnh nhân đến phòng 11 để duyệt BHYT, phân phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám.
2. Đối với bệnh nhân tái khám:
– Hướng dẫn: bệnh nhân lấy số thứ tự (qua hệ thống rút số tự động) tại bàn bảo vệ.
– Quầy tiếp nhận BHYT:
· Bệnh nhân nộp thẻ BHYT+CMND (bản chính), giấy chuyển viện (nếu có) và mua sổ khám bệnh tại quầy tiếp nhận BHYT.
· Điều dưỡng phân Phòng Khám Chuyên Khoa và số thứ tự khám cho bệnh nhân.
Bước 2: CÁC PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA
– Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh vào hộc đựng sổ (trước cửa các phòng khám) và chờ vào khám bệnh theo thứ tự (số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử).
– Đối với bệnh nhân không có chỉ định xét nghiệm, X-Quang,… bệnh nhân vào khám và nhận toa thuốc.
Bước 3: THỰC HIỆN CẬN LÂM SÀNG
Đối với bệnh nhân có chỉ định xét nghiệm, X-Quang, băng bột, siêu âm,….
– Bệnh nhân duyệt BHYT tại phòng 11.
– Bệnh nhân tiến hành làm các chỉ định :
· X-Quang, Siêu âm, MRI: tầng trệt.
· Xét nghiệm: lầu 1 (Khu nội trú).
· Đo loãng xương: lầu 2 (Khu nội trú).
· Thay băng: tại phòng số 2 (đóng tiền tại phòng thu phí 2).
– Khi có kết quả X-Quang, xét nghiệm, siêu âm…bệnh nhân quay trở lại phòng khám ban đầu.
Bước 4: LÃNH THUỐC BHYT
– Bệnh nhân duyệt toa thuốc BHYT tại phòng 11, sau đó bệnh nhân đóng phí chênh lệch tại phòng thu phí 2
à Bệnh nhân lãnh thuốc BHYT tại lầu 1, Khoa Dược.
– Bệnh nhân nhận lại BHYT (bản chính) đối diện phòng thu phí 2.
LƯU Ý: Đối với bệnh nhân nhập viện: nhân viên bệnh viện sẽ hướng dẫn cụ thể.
Những trường hợp ưu tiên:
1. Trẻ em < 6 tuổi. 2. Người già > 75 tuổi
3. Trẻ em khuyết tật.
4. Người già neo đơn.
5. Phụ nữ có thai > 05 tháng.
Năm 1962: Ông Từ Nhận Đức, trưởng bang Hẹ phát động quyên góp tiền trong giới người Hoa. Ông Dư Nam Hỉ hiến gần 6000m2 đất để xây dựng bệnh viện cho người nghèo mang tên Sùng Chính.
Năm 1971: Khánh thành Y viện Sùng Chính 100 giường. Lúc đó khu chỉnh trực bệnh viện Bình Dân 30 giường.
Năm 1978: Y viện Sùng Chính chuyển thành bệnh viện công và đổi tên thành bệnh viện Trần Hưng Đạo đa khoa 320 giường.
Năm 1979: Khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Bình Dân 70 giường.
Năm 1983: Khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Bình Dân phát triển 86 giường.
Năm 1984: Hình thành khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Trần Hưng Đạo 106 giường.
Năm 1985: Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bình Dân sát nhập vào bệnh viện Trần Hưng Đạo và đổi tên thành Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM.
Năm 1996: Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình được xếp loại Trung tâm chuyên khoa đầu ngành hạng I là Trung tâm thực hành của Trung tâm đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Y tế, trường Đại học Y dược TP.HCM.
Năm 1999 – 2001: Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình có 445 giường nội trú; 1000 giường ngoại trú.
Năm 2002: Quyết định 3398/QĐ – UB của Chủ tịch UBND Thành Phố cho phép đổi tên Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình thành Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2002 đến nay: Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình có 500 giường nội trú, 1100 giường ngoại trú.
◊ Số chuyến: 240 chuyến/ngày
◊ Thời gian chuyến: 30 – 35 phút
◊ Giãn cách chuyến: 6 – 10 phút